Bão số 10 di chuyển thần tốc, giật cấp 17, chỉ sau mức thảm hoạ

Bão số 10 (tên quốc tế là DOKSURI) hình thành từ áp thấp nhiệt đới ở phía Đông Philippin, độ bộ vào Biển Đông ngày 12/9 và dự kiến sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta từ vào
Bão số 10 di chuyển thần tốc, giật cấp 17, chỉ sau mức thảm hoạ

Tính chất cơn bão số 10 có tên quốc tế là Doksuri rất nguy hiểm. Mức độ rủi ro thiên tai cấp 4, chỉ sau cấp thảm họa.

Sáng nay (14/9), tại Hội nghị của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức hội nghị ứng phó với bão số 10, TS Hoàng Đức Cường  Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương cho biết, vào 7h sáng nay 14/9, bão số 10 cách Đà Nẵng 500km, cách Hà Tĩnh, Quảng Bình 700km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão trên biển có thể đạt cấp 12-13, giật cấp 15. Với khoảng cách chỉ 700km khoảng 24 tiếng nữa bão sẽ tiệm cận Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Từ ngày 15 đến 16-9, bão DOKSURI có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền nước ta với sức gió mạnh dần lên cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11- 12, giật cấp 14- 15, kèm theo nước dâng, mưa lớn trên diện rộng.

Các sông Hà Tĩnh, Quảng Bình quảng Trị khả năng có lũ cấp 2-3, còn các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa có khả năng có lũ quét, các tỉnh vùng biên giới Nghệ An, Hà Tĩnh giáp Lào có khả năng hứng chịu sạt lở lũ quét từ biên giới Lào sang.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường Trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đánh giá, tính chất cơn bão số 10 rất nguy hiểm. Rủi ro thiên tai cấp 4, chỉ sau cấp thảm họa vì thế Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương cần bám sát, chặt chẽ hướng đi của bão, thông báo kịp thời để các tỉnh ứng phó kịp thời chủ động.

Theo dõi dự báo của thế giới, Trung Quốc, Hồng Kông đều cho rằng bão sẽ mạnh lên cấp 15. Theo dự báo của Mỹ, bão số 10 có thể mạnh cấp 15 - 17.

Theo dự kiến, khoảng 30 giờ nữa là bão vào nên Việt Nam đang tích cực các công tác ứng phó với cơn "siêu bão"này.  Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu, muộn nhất là đêm nay phải yêu cầu các phương tiện, người dân phải vào bờ vì chỉ còn khoảng 30 tiếng nữa là bão vào. Đề nghị cảnh báo, hạn chế các phương tiện lưu thông trên quốc lộ 1 đi vào khu vực bão.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá đây là cơn bão rất mạnh, nguy hiểm, bão di chuyển nhanh cùng thời điểm với triều cường do đó nếu không phương án ứng phó hậu quả sẽ khó lường. Các Bộ ngành, địa phương cần tập trung có các phương án hiệu quả nhất để giảm thiểu thiệt hại do bão đi qua.

Theo cập nhật tại các địa phương, công tác phòng chống bão đang được gấp rút hoàn thành.  Tại Nghệ An: Tính đến 7 giờ sáng nay có 887 phương tiện đang hoạt động trên vùng biển Nghệ An, số phương tiện đang neo đậu có trên 2.900 phương tiện, tất cả các tàu thuyên đã nhận được thông tin về cơn bão và nhận được lệnh vào bờ.

Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có tình huống di dời dân, điểm danh đến từng địa bàn. Trước mắt chỉ đạo chiều nay sơ tán 47.000 người dân ở vùng trọng điểm như ở khu vực cửa sông và vùng lũ quét.

Tại tỉnh Quảng Bình, hiện còn 298 tàu đang đánh bắt trên biển, tỉnh đã liên lạc và yêu cầu các tàu vào bờ an toàn; về thu hoạch lúa hè thu, đến ngày hôm qua đã thu hoạch xong. Tỉnh có trên 20.000 hộ cần di dời, sáng mai sẽ quyết định phương án di dời.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…