Bất chấp kinh doanh thua lỗ, cổ phiểu KAC vẫn nhảy vọt hơn 170%

Từ cuối năm 2016 đến nay, cổ phiếu KAC của CTCP Đầu tư Địa ốc Khang An vẫn liên tục tăng trần. Điểm kỳ lạ là hoạt động kinh doanh của KAC lại đang chìm trong thua lỗ. Liệu có ẩn số nào đang diễn ra tạ
Bất chấp kinh doanh thua lỗ, cổ phiểu KAC vẫn nhảy vọt hơn 170%

Hoạt động kinh doanh của Khang An thua lỗ nhưng cổ phiếu KAC vẫn tăng mạnh

Từ cuối tháng 12/2016, cổ phiếu KAC đã bắt đầu xuất hiện những phiên tăng trần với mật độ dày đặc. Theo đó, cho đến phiên giao dịch ngày 19/01, thị giá của KAC đã chạm mức 8,920 đồng/cp, tăng 172% so với thời điểm giữa tháng 12/2016.

Thế nhưng một điều đáng nói ở đây là khối lượng giao dịch khớp lệnh ở các phiên tăng trần của KAC lại ở mức rất thấp, nhiều phiên chỉ cần khớp 10 cổ phiếu là đã vọt lên kịch trần.

Thị giá cổ phiếu của KAC từ giữa tháng 12/2016 đến nay
Bất chấp kinh doanh thua lỗ, cổ phiểu KAC vẫn nhảy vọt hơn 170% ảnh 1

Việc cổ phiếu KAC bất ngờ tăng mạnh là điều đáng chú ý trên thị trường bởi thời gian này không có thông tin hỗ trợ của doanh nghiệp xuất hiện, trong khi 3 quý đầu của năm 2016, KAC vẫn đang phải nhận kết quả kinh doanh thua lỗ.

Cụ thể, KAC đã có 3 quý lỗ liên tiếp, trong đó quý 2 lỗ nặng nhất gần 2 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng đầu năm 2016, KAC đang có khoản lỗ lũy kế hơn 4 tỷ đồng, cao hơn so với cùng kỳ 2015 (chỉ lỗ gần 614 triệu đồng).

KAC tiền thân là Công ty TNHH Đo đạc Tư vấn Kinh doanh Nhà Khang An,hoạt động từ năm 2002, với vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng. Năm 2009, KAC chuyển đổi thành CTCP và tăng vốn lên 200 tỷ đồng. Cuối năm 2010, cổ phiếu KAC chính thức được niêm yết trên HOSE.

Nhìn lại quá khứ, trong 4 năm trở lại đây, kết quả kinh doanh của KAC khá ảm đạm. Liên tục trong giai đoạn 2011-2014, lợi nhuận ròng của KAC chỉ tính ở mức trên dưới 1 tỷ đồng, cá biệt năm 2012 chỉ vỏn vẹn 465 triệu đồng.

KQKD giai đoạn 2009-2014 của KAC (Đvt: triệu đồng)
KQKD giai đoạn 2009-2014 của KAC (Đvt: triệu đồng)

Trong khi, 2 năm trước khi lên sàn, lợi nhuận ròng của KAC từng đạt 35.8 tỷ đồng (năm 2009) và 22.4 tỷ đồng (năm 2010).

Tính trạng “thất bát” của Công ty tiếp tục diễn ra trong 3 quý đầu của năm 2015, thậm chí trong quý 1 và quý 3/2015, KAC còn phải chịu lỗ lần lượt 935 triệu và hơn 1.8 tỷ đồng và chỉ lãi duy nhất 2.2 tỷ đồng trong quý 2/2015.

Giải pháp “cứu cánh” chỉ đến với KAC trong quý 4/2015, nhờ chuyển nhượng bất động sản với khoản doanh thu hơn 160 tỷ đồng, Công ty từ đó có lãi ròng tới hơn 20.4 tỷ đồng, vực dậy kết quả của cả năm 2015.

Kết quả kinh doanh năm 2015 của KAC(Đvt: triệu đồng)
Bất chấp kinh doanh thua lỗ, cổ phiểu KAC vẫn nhảy vọt hơn 170% ảnh 3

Với tình cảnh trên của KAC, khá khó hiểu khi thị giá cổ phiếu này liên tục tăng trần trong thời gian qua. Phải chăng thị trường đang trông đợi vào một kết quả đột biến ở quý 4/2016 như KAC đã từng thực hiện trong năm 2015?

Tính đến thời điểm cuối quý 3/2016, KAC đang có 465.5 tỷ đồng tài sản, trong đó tài sản ngắn hạn chỉ chiếm 19% với 91 tỷ đồng. Phần tài sản dài hạn gần 375 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu ở chi phí sản xuất dở dang dài hạn tại 4 dự án là dự án Tân Tạo quận Bình Tân, dự án Phước Thiền Đồng Nai, dự án Cát Lái quận 2 và dự án khu dân cư Phú Hữu quận 9. Bên cạnh đó, KAC cũng đang có 84.7 tỷ đồng phải thu dài hạn là hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án.

Mặt khác, nợ vay tài chính của KAC khá thấp chỉ 2.6 tỷ đồng. Trong khi đó, phần nợ ngắn hạn tập trung chủ yếu tại khoản người mua trả tiền trước với hơn 175 tỷ đồng, chiếm 84% nợ phải trả.

Theo Báo cáo quản trị năm 2016 của KAC, các thành viên HĐQT và bên liên quan không thực hiện giao dịch cổ phiếu. Tính đến cuối năm 2016, hai cá nhân sở hữu lớn nhất là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoàng Minh sở hữu tới 51% vốn (hơn 12.3 triệu cp) và thành viên HĐQT Nguyễn Minh Trí sở hữu 6.8% vốn.

Bên cạnh đó, một tổ chức khác có liên quan đến Chủ tịch HĐQT là CTCP Đầu tư Địa ốc Khang Việt cũng sở hữu 4.8% vốn và người có liên quan khác là cá nhân Trần Kim Thủy cũng sở hữu 0.01% vốn (một số người có liên quan khác cũng sở hữu cổ phần nhưng không đáng kể). Theo đó, tổng sở hữu của HĐQT và các bên có liên quan tại KAC lên tới 68.5%.

Sở hữu của thành viên HĐQT
Bất chấp kinh doanh thua lỗ, cổ phiểu KAC vẫn nhảy vọt hơn 170% ảnh 4

Theo Vietstock

>> Làm ăn bết bát, Haprosimex sắp chào bán gần 32% vốn

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...