Bất động sản Phát Đạt lỗ 200 tỷ đồng khi bán công ty con sau khi mua chỉ... 1 tuần

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022...

Theo báo cáo, công ty ghi nhận doanh thu đạt 1.504,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.161 tỷ đồng, lần lượt giảm 58% và giảm 38% so với năm 2021.

Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Bất động sản Phát Đạt đạt 22.845 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng tăng lên 13.575 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm là 9.269 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt

Trong giải trình Bất động sản Phát Đạt cho biết, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận trong kỳ là do tình hình khó khăn chung của thị trường, đặc biệt ngành bất động sản nên việc đầu tư kinh doanh của PDR vào các dự án bất động sản không được thuận lợi. Cộng hưởng với chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư của PDR khiến cho doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm sút.

Trong báo cáo kiểm toán năm 2022 của công ty cũng tiết lộ hai sự kiện quan trọng phát sinh trong năm 2022 đó là chuyển nhượng cổ phần trong Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn – KL; mua và thanh lý phần vốn góp trong Công ty Cổ phần Địa ốc Hòa Bình.

Đáng chú ý là Bất động sản Phát Đạt mua cổ phần của Địa ốc Hòa Bình và thoái vốn chỉ sau 1 tuần. Cụ thể, từ ngày 8/7 - 25/11/2022, PDR lần lượt đã mua tổng cộng 88,99% vốn góp trong Địa ốc Hòa Bình từ các cổ đồng cũ với tổng giá mua là 1.290 tỷ đồng. Theo đó, Địa ốc Hòa Bình trở thành công ty con của Bất động sản Phát Đạt.

Tuy nhiên, chỉ sau 1 tuần, ngày 2/12/2022, Bất động sản Phát Đạt đã thanh lý toàn bộ 88,99% cổ phần trong Địa ốc Hòa Bình cho các nhà đầu tư khác với tổng giá trị chuyển nhượng là 1.090 tỷ đồng, lỗ 200 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, từ ngày 30/8/2022 đến ngày 18/10/2022, Bất động sản Phát Đạt đã chuyển nhượng 72% cổ phần trong Sài Gòn – KL cho các nhà đầu tư khác với tổng giá trị chuyển nhượng là 2.736 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ sở hữu của PDR trong Sài Gòn - KL được giảm từ 99,86% xuống 27,86%, và Sài Gòn - KL trở thành công ty liên kết của PDR. PDR đã ghi nhận khoản lãi 1.363 tỷ đồng từ thương vụ chuyển nhượng này.

Tính đến cuối năm 2022, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn của công ty đã tăng lên 5.650 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với thời điểm đầu năm. Ngược lại, giá trị các khoản phải thu dài hạn giảm 60% còn 732 tỷ đồng.

Nguyên nhân là do 1.028 tỷ đồng phải thu từ nhóm công ty liên quan đến Danh Khôi Holdings được chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn. Đây là các công ty phân phối đã nhận chuyển nhượng các lô đất tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Bình Định vào đầu năm 2021. Khoản phải thu từ việc chuyển nhượng đất phân khu 4 Cao tầng Dự án Nhơn Hội – Bình Định của Bất động sản Phát Đạt là hơn 1.577 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt
Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 3/4, giá cổ phiếu PDR ghi nhận ở mức 12.700 đồng/cổ phiếu

Ngoài ra, Bất động sản Phát Đạt cũng phát sinh khoản phải thu từ chuyển nhượng Sài Gòn – KL hơn 246 tỷ đồng và khoản phải trả 369 tỷ đồng tiền sử dụng đất dự kiến phải nộp ngân sách Nhà nước của dự án Astral City thuộc Công ty Sài Gòn – KL tương ứng với tỷ lệ mà nhóm công ty đã chuyển nhượng. Bất động sản Phát Đạt cũng đang cho Sài Gòn - KL vay hơn 1.365 tỷ đồng.

Về hàng tồn kho, giá trị tính đến cuối năm 2022 ghi nhận 12.181 tỷ đồng, chủ yếu là các chi phí đầu tư tại dự án The EverRich2 (3.598 tỷ đồng), dự án Cao ốc Bình Dương (2.340 tỷ đồng), dự án Tropicana Bến Thành Long Hải (1.994 tỷ đồng), dự án Serenity Phước Hải (1.519 tỷ đồng)...

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 3/4, giá cổ phiếu PDR ghi nhận ở mức 12.700 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường vào khoảng 8.496, tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...