Biến đổi khí hậu đang tàn phá thành phố lãng mạn nhất châu Âu

Thị trưởng thành phố Venice đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi những trận lụt kinh hoàng đã quét qua thành phố lãng mạn bậc nhất thế giới này.
Biến đổi khí hậu đang tàn phá thành phố lãng mạn nhất châu Âu

Nhưng cơn mưa bão dữ dội đã dẫn đến một trong những trận lụt lội kinh hoàng nhất tại Venice kể từ 1966, gây tổn hại tới vô số các công trình kiến trúc tại thành phố. 

Thị trưởng Venice, ông Luigi Brungnaro đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp do lũ quét đã gây ngập lụt khắp các tuyến đường, quảng trường và thánh đường cũng như các toà nhà có lịch sử hàng thế kỷ. 

Các lan can đã bị vỡ tan tành, ca nô đều bị bỏ dạt trên bờ, thuyền gondola mang tính biểu tượng nứt vỡ do va đạp vào chính neo đậu khi thuỷ triều dâng cao lên đến 187 cm. Đây là mức dâng cao nhất kể từ kỷ lục 194cm vào năm 1966, trở thành mối đe doạ đối với tình hình du lịch - mấu chốt kinh tế của thành phố.

Đã có báo cáo về hai trường hợp tử vong do bị giật điện khi bơm nước ra khỏi nhà ở. Không chỉ trung tâm Venice mà khu vực phía bên ngoài cũng phải chịu ảnh hưởng đáng kể. 

“Venice đang bị tra tấn, đây là một thảm hoạ ‘tận thế’. Venice sẽ phải chịu thiệt hại lên tới hàng trăm triệu euro. Tình hình biến đổi khí hậu đang trở nên vô cùng trầm trọng, và Venice đã phải chịu tác động quá nặng nề bởi việc này”, Thị trưởng thành phố viết trên Twitter. 

Quảng trường Saint Mark lớn ở Venice, từng được mô tả là “phòng khách” của châu Âu, đã bị nhấn chìm bởi hơn 1 mét nước sâu, trong khi nhà thờ thánh Mark ngay liền kề đã trải qua 6 lần ngập nước trong suốt 1200 năm- nhưng 4 lần gần nhất đều chỉ từ 20 năm nay đổ lại. 

Biến đổi khí hậu đang tàn phá thành phố lãng mạn nhất châu Âu ảnh 2

Nhà thờ Basilica đang chịu thiệt hại về cấu trúc vì nước dâng cao và do đó, gây ra nhiều thiệt hại khó có thể khắc phục được, Tổng giám mục Francesco Moraglia cho biết, cảnh báo thêm rằng đồ khảm và gạch ốp lát cổ đã bị xuống cấp nghiêm trọng. “Tôi chưa từng thấy thứ gì như vậy. Venice đang bị thương, và nó có thể sẽ tiếp tục bị như vậy mỗi năm theo cách tương tự.”

Hơn 80% Venice bị chìm dưới nước khi thuỷ triều lên cao nhất và mặc dù mực nước đã rút bớt khi bình minh nhưng thời tiết xấu hơn dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần, với hàng loạt các cơn bão lớn đang trào vào Ý. 

Biến đổi khí hậu đang tàn phá thành phố lãng mạn nhất châu Âu ảnh 3

Một hàng chống lũ được thiết kế vào năm 1984 để bảo vệ Venice khỏi thuỷ triều cao, nhưng dự án trị giá hàng tỷ euro này - với tên gọi Mose - đã vướng vào nhiều vấn đề liên quan tới “mặt tối” của các chương trình cơ sở hạ tầng lớn của Ý - tham nhũng, vượt mức chi phí và chậm trễ kéo dài. “Nếu Mose được đi vào hoạt động, chúng ta sẽ tránh được mức thuỷ triều cao đáng báo động này,” Thị trưởng Brugnaro cho biết. 

Dự kiến ban đầu của Mose là vào năm 2011 và vẫn chưa được hoàn thành. Thành phố hiện đang hy vọng sẽ có thể đưa Mose vào hoạt động vào 2021. 

Nguồn: CNBC

Có thể bạn quan tâm

Madam Pang sở hữu bộ sưu tập hàng hiệu đồ sộ

Người đứng sau đế chế Hermes tại “xứ chùa Vàng”

Madam Pang được người hâm mộ bóng đá biết đến là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan, nhưng có thể nhiều người chưa biết, bà còn là nữ doanh nhân đứng sau “đế chế” thời trang đồ hiệu xa xỉ trên đất Thái…

Rủi ro tiềm ẩn khi chơi Pickleball

Rủi ro tiềm ẩn khi chơi Pickleball

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng bộ môn thể thao Pickleball cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây chấn thương khó lường…