Phát biểu tại buổi Họp báo về tình hình xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm và dự báo tình hình 6 tháng cuối năm sáng nay 19/7, ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VITAS đánh giá: Thực tế hàng dệt may bán tại hệ thống siêu thị Big C chủ yếu là hàng tầm trung hoặc dưới tầm trung.
Trong câu chuyện Big C chối từ hàng dệt may Việt Nam, điều mà nhiều DN cung cấp hàng phản ứng là thông báo phát ra đột ngột ngay ngày hôm trước và hôm sau đã ngừng nhập. Tuy nhiên, ông Cẩm lại nhấn mạnh cũng cần “thông cảm” với phía Big C bởi họ có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh hàng may mặc.
Hàng hóa không chỉ bán trong hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam mà còn bán ở Thái Lan. Ngoài ra, phía Big C muốn nhờ hiệp hội giới thiệu cho nhà kiểm định chất lượng hàng hóa bởi hàng hóa tiêu thụ ở Việt Nam có nhiều mặt hàng là hàng trôi nổi, không được kiểm định”, ông Cẩm nói.
"Central Group Việt Nam đang có chiến lược mới cho hàng may mặc, xác định lại module ở từng cửa hàng nên đã tạm dừng mua hàng của một số DN Việt Nam. Central Group có 4.000 nhà cung cấp ở Việt Nam đang cung cấp hàng ở các lĩnh vực, trong đó 200 nhà cung cấp hàng dệt may. Hiện, 200 nhà cung cấp này đang có vướng mắc với Big C.
Sắp tới, Big C muốn kết hợp với VITAS để thông qua VITAS giới thiệu cho Big C các nhà cung cấp uy tín, cung ứng hàng hoá đẳng cấp. Hàng hoá không chỉ bán trong hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam mà còn bán tại hệ thống tại Thái Lan. Ngoài ra, phía Big C còn muốn nhờ VITAS giới thiệu cho nhà kiểm định chất lượng hàng hoá. Bởi, hàng hoá tiêu thụ ở Việt Nam có nhiều mặt hàng là hàng trôi nổi, không được kiểm định khá nhiều.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, "quan điểm của họ là phải làm kỹ hơn vì nhiều DN Việt Nam chưa đáp ứng được quy định và cam kết theo hợp đồng đã ký. Central Group khẳng định việc làm của họ tuân thủ nội dung hợp đồng đã ký với nhà cung cấp Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam”.
>> Phó thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc Big C dừng nhập hàng Việt Nam