Bộ Công Thương: 60/63 địa phương đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong tháng 7

Nhìn chung 7 tháng đầu năm 2024, tình hình phục hồi ngành công nghiệp của nước ta có rất nhiều điểm sáng đáng ghi nhận…

Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng tốt trong 7 tháng đầu năm
Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng tốt trong 7 tháng đầu năm

Trả lời tại buổi họp báo Chính phủ cung cấp thông tin về tình hình KTXH tháng 7 và 7 tháng đầu năm diễn ra chiều 5/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng thông tin về tiến độ phục hồi và tăng trưởng của ngành công nghiệp.

Thông tin tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, tình hình phục hồi ngành công nghiệp của nước ta trong 7 tháng đầu năm có rất nhiều điểm sáng đáng ghi nhận. Đặc biệt, Bộ Công Thương ghi nhận kết quả đạt được tại các địa phương, sản xuất công nghiệp cơ bản tăng trưởng trên diện rộng ở 60/63 địa phương trong tháng 7, chỉ có 3 địa phương ghi nhận giảm. Trong đó, một số địa phương có mức tăng trưởng cao như Khánh Hòa, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh,…

Chỉ số tiêu thụ lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao giúp kéo giảm chỉ số tồn kho so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước như thép thanh, thép góc; vải dệt từ sợi tự nhiên; thép cán; phân hỗn hợp NPK; điện sản xuất,…

Tựu trung các chỉ số quan trọng đều tăng mạnh như: Chỉ số PMI tháng 7/2024 ngành sản xuất đạt 54,7 điểm, tăng 4 tháng liên tục và là mức cao nhất kể từ tháng 11/2018; Tốc độ tăng sản lượng sản xuất công nghiệp tháng 7 cao hơn tháng 6 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2011; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) sau 7 tháng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, là mức lũy kế cao nhất kể từ tháng 2/2024 đến nay, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới 9,5%.

thu-truong-7140.jpg
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại cuộc họp báo.

Kết quả phát triển của ngành công nghiệp đã tác động rất lớn đến bức tranh toàn cảnh nền kinh tế năm 2024. Cụ thể, có thể thấy được sản xuất công nghiệp đang phục hồi mạnh mẽ so với năm 2023, đang có đà tiếp tục tăng trưởng tích cực.Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở lại đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế.

Sản xuất công nghiệp cơ bản tăng trưởng trên diện rộng ở hầu hết các địa phương trên cả nước, đặc biệt là các địa phương có vai trò trọng điểm trong phát triển công nghiệp.

Thứ trưởng Phan Thị Thắng cũng chỉ ra những yếu tố tác động đến sự phát triển của toàn ngành và nhấn mạnh thành quả đạt được trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất gồm: Hiệu quả từ các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, các chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ trong giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các dự án công nghiệp trọng điểm; Kết quả thu hút, giải ngân vốn FDI khả quan giúp tăng thêm năng lực cho sản xuất trong nước;

Ngoài ra là sự quan tâm của các cơ quan quản lý, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đồng hành cùng các Hiệp hội, doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội mang lại từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết trong bối cảnh thị trường thế giới phục hồi, các đơn hàng xuất khẩu tăng trưởng tích cực trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da - giày, điện tử, chế biến thực phẩm; Kinh tế đối ngoại cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển công nghiệp với những đối tác thương mại lớn của nước ta như Mỹ, Trung Quốc... giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Về yếu tố chủ quan phải kể đến năng lực của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nước, được cải thiện nhờ tác động tổng hợp từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (tín hiệu mới tích cực khi doanh nghiệp trong nước tăng trưởng xuất khẩu gần gấp 2 lần doanh nghiệp FDI) và niềm tin đó được củng cố nhờ môi trường kinh tế vĩ mô trong nước ổn định và xu hướng phục hồi của thị trường thế giới.

Cũng trong phần trả lời, Thứ trưởng đề cập đến 4 thách thức mà nền kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng sẽ phải đối diện trong thời gian tới như nội lực của các ngành sản xuất trong nước vẫn còn yếu; sản xuất công nghiệp phục hồi chưa toàn diện; tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường; thị trường trong nước tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ, chỉ số giá trong nước chịu áp lực tăng sau khi thực hiện một số chính sách mới.

Đối diện với những thách thức đó, Bộ Công Thương luôn chủ động triển khai loạt giải pháp đồng bộ, dài hạn và vững chắc mới có thể bảo đảm tăng trưởng ổn định, bền vững cho các ngành công nghiệp

Bà Thắng khẳng định, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ triển khai đồng bộ 4 nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp gồm: Tiếp tục chủ động triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua, từ đó tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Tập trung tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên làm cơ sở cho các nguồn lực tăng trưởng mới trong các ngành công nghiệp trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn;

Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình làm việc với các địa phương và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện có nhằm khôi phục và phát huy đà tăng trưởng của công nghiệp tại các địa phương và vùng kinh tế trọng điểm;

Ngoài ra, doanh nghiệp tiếp tục tận dụng cơ hội từ các dự án đầu tư công lớn và các chính sách khôi phục thị trường bất động sản của Chính phủ; Khuyến khích việc tăng cường mua sắm hàng hóa sản xuất trong nước, hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu mà trong nước đã sản xuất được; Đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường mới cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da - giày, điện tử...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...