Bộ Công Thương "thúc" Tập đoàn Điện lực xây dựng phương án giá bán lẻ điện năm 2023

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu khẩn trương xây dựng lộ trình, phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 theo quy định.

Nhằm thực hiện quy định của Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, hồi cuối năm 2022 và giữa tháng 1/2023 Bộ Công Thương đã ban hành công văn đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 theo quy định và xây dựng lộ trình, mức độ điều chỉnh phù hợp trong trường hợp cần điều chỉnh tăng giá điện.

Nhưng, theo thông tin từ Bộ Công Thương đến thời điểm này cơ quan này chưa nhận được phương án cũng như lộ trình của EVN.

Do đó, Bộ Công Thương đề nghị EVN cần tập trung nguồn lực, hoàn thành quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022, báo cáo tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên, đồng thời làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán báo cáo theo đúng quy định trình lên bộ.

Bộ Công Thương "thúc" Tập đoàn Điện lực xây dựng phương án giá bán lẻ điện năm 2023
Bộ Công Thương "thúc" Tập đoàn Điện lực xây dựng phương án giá bán lẻ điệnnăm 2023

Trên cơ sở các báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022, báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên đã được kiểm toán độc lập, khẩn trương báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan kiểm tra, công bố công khai kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022 theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg.

Khẩn trương hoàn thành việc tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg.

Trên cơ sở báo cáo của EVN về đề xuất điều chỉnh phương án giá bán điện, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, rà soát các đề xuất của EVN.

Báo cáo của EVN cũng là căn cứ để Bộ Công Thương hoàn thành tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.

Theo báo cáo của EVN, năm 2022 tập đoàn lỗ 31.000 tỷ đồng do chi phí đầu vào cho sản xuất điện tăng cao. Vì vật, việc điều chỉnh giá điện để EVN đảm bảo cân bằng tài chính.

Xem thêm

Tập đoàn EVN bị giả mạo thương hiệu

Tập đoàn EVN bị giả mạo thương hiệu

Gần đây trên mạng internet tiếp tục xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu EVN có địa chỉ: http://app.tietkiemnangluongm.com, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Tập đoàn EVN) khẳng định, trang web tại địa chỉ này không phải của EVN cũng như của bất kỳ đơn vị thành viên nào thuộc Tập đoàn.
EVN dự báo lỗ 31.360 tỉ đồng năm 2022

EVN dự báo lỗ 31.360 tỉ đồng năm 2022

Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN dự báo lỗ 31.360 tỉ đồng trong năm 2022 do giá nhiên liệu (than, dầu, khí) tăng, khiến chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...