Bộ Công Thương yêu cầu rà soát dấu hiệu vi phạm của nhiều thương nhân kinh doanh xăng dầu

Không đáp ứng đủ kiều kiện quy định, nhiều thương nhân kinh doanh xăng dầu chấp nhận rút khỏi thị trường. Nhưng thực tế, còn không ít doanh nghiệp vẫn cố chấp ngang nhiên hoạt động mặc dù có dấu hiệu vi phạm…

Rà soát, xử lý nghiêm thương nhân kinh doanh xăng dầu vi phạm quy định
Rà soát, xử lý nghiêm thương nhân kinh doanh xăng dầu vi phạm quy định

Tại cuộc họp với các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu và đại diện các đơn vị vừa qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường nhanh chóng rà soát và xử lý dấu hiệu vi phạm của các thương nhân kinh doanh xăng dầu.

Trong nội dung báo cáo tại cuộc họp, ông Phan Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, về cơ bản các thương nhân đã chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu, báo cáo duy trì, thay đổi hệ thống phân phối, báo cáo tình hình sản xuất, xuất, nhập, tồn kho, báo cáo quỹ bình ổn giá, kê khai giá bán... định kỳ theo quy định và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

Tuy nhiên theo đại diện Bộ Công Thương cho biết, thực tế vẫn còn thương nhân có dấu hiệu vi phạm không duy trì điều kiện kinh doanh, Bộ đã rà soát chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý dấu hiệu vi phạm theo quy định.

Nhiều thương nhân không duy trì điều kiện đã chủ động nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu. Một số thương nhân chưa chủ động nộp báo cáo theo quy định, Bộ phải đôn đốc, nhắc nhở. Bộ đề nghị các thương nhân cần thực hiện nghiêm túc việc báo cáo kế hoạch sản xuất, nhập khẩu, mua xăng dầu của các nhà máy lọc dầu, dự trữ lưu thông…

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định kiểm tra việc duy trì điều kiện kinh doanh xăng dầu của 6 thương nhân đầu mối và 8 thương nhân phân phối, hiện nay đang trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, qua rà soát báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra 4 thương nhân đầu mối; 20 thương nhân phân phối có dấu hiệu vi phạm để xem xét xử lý theo quy định.

Theo báo cáo tình hình hoạt động thương mại của Bộ Công Thương trong 6 tháng đầu năm cho thấy, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BCT ngày 02/1/2024 triển khai Công điện số 1437/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các các thương nhân kinh doanh xăng dầu.

Tổng nguồn cung xăng dầu từ 2 nguồn nhập khẩu, sản xuất 5 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 10,303 triệu tấn (quy đổi tương đương khoảng 12,879 triệu m3/tấn xăng dầu các loại); nhập khẩu chiếm 45,13%, sản xuất trong nước chiếm 54,87%.

Báo cáo từ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tổng nguồn nhập khẩu và mua trong nước 5 tháng đầu năm 2024 khoảng 11,519 triệu m3/tấn, đạt 40.5% tổng nguồn tối thiểu phân giao năm 2024. Tiêu thụ xăng dầu các loại 5 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 9,8 triệu m3/tấn. Về tồn kho: ước khoảng 1,7-1,8 triệu tấn/m3 xăng dầu các loại. Trong khí đó, tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 13,2 triệu m3 tấn, giảm khoảng 0,2 % so với 6 tháng đầu năm 2023. Tồn kho thời điểm 30/6/2024 khoảng 1,85 triệu m3/tấn tương đương 6 tháng đầu năm 2023.

Để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước trong thời gian tới, Bộ Công Thương xác định tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Việc điều hành giá xăng dầu vẫn được thực hiện 7 ngày/lần, khiến mức điều chỉnh giá cả không có biện động quá lớn. Trong 7 tháng đầu năm 2024 (tính đến kỳ điều hành ngày 18/7/2024), giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 29 kỳ điều chỉnh giá, trong đó mặt hàng xăng Ron 95 có 16 lần tăng và 13 lần giảm, mặt hàng dầu diesel 14 lần tăng, 15 lần giảm và dầu madut có 18 lần tăng và 11 lần giảm.

Hiện giá xăng trên thị trường sau kỳ điều hành gần nhất (18/7), xăng E5 RON 92 có giá là 22.174 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 116 đồng, giá bán mới là 23.178 đồng/lít.

Trong khi đó, giá các mặt hàng dầu được điều chỉnh giảm sâu hơn, với dầu diesel giảm 330 đồng, giá bán mới là 20.504 đồng/lít; dầu hỏa giảm 374 đồng, giá bán mới là 20.664 đồng/lít; dầu mazut giảm ít nhất, ở mức 173 đồng, giá bán không cao hơn 17.611 đồng/kg.

Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới, lãnh đạo một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước trong kỳ điều hành sắp tới (ngày 25/7) có thể giảm khoảng 343 - 370 đồng/lít; còn giá dầu diesel dự kiến giảm ít hơn, khoảng 240 - 263 đồng/lít.

Xem thêm

Chật vật tìm mua xăng, dầu chuẩn Euro 5

Chật vật tìm mua xăng, dầu chuẩn Euro 5

Từ tháng 1/2022, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam đã bán loạt xe mới đạt chuẩn khí thải Euro 5, nhưng cho đến nay, nguồn cung nhiên liệu này vẫn còn khan hiếm, đặc biệt là dầu DO 0,001S…

Có thể bạn quan tâm