Lý do gì khiến loạt doanh nghiệp phân phối xăng dầu rời bỏ thị trường?

Sức nóng của việc cạnh tranh trên thị trường, cùng với những yêu cầu khắt khe về điều kiện hoạt động khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang dần từ bỏ “cuộc chơi”…

Thêm 2 doanh nghiệp “rời bỏ” thị trường kinh doanh xăng dầu
Thêm 2 doanh nghiệp “rời bỏ” thị trường kinh doanh xăng dầu

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu đối với hai doanh nghiệp. Điều đáng nói, quyết định của Bộ xuất phát từ nguyện vọng chủ quan của chính các thương nhân.

Thông tin từ Bộ Công Thương, đơn vị đã ban hành Quyết định số 1891/QĐ-BCT ngày 17/7/2024 về việc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu với Công ty Cổ phần Thương mại nhiên liệu Cửu Long. Địa chỉ số 85 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM (Tên giao dịch đối ngoại: ME KONG FUEL TRADING CORPORATION)

Trước đó, doanh nghiệp này được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu số 415-TNPP/QĐ-BCT ngày 13/4/2021.

Cùng ngày 17/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1892/QĐ-BCT về việc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu với Công ty TNHH Đầu tư phát triển xăng dầu Việt Nhật. Địa chỉ: số 18 Phía Nam trường Đại học Hoa Lư, xã Ninh Tiến, Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Trước đó, Công ty này được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu số 382-TNPP/QĐ-BCT ngày 25/12/2020.

Nguyên nhân thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu đối với hai doanh nghiệp này xuất phát từ việc các thương nhân đã chủ động trả lại giấy chứng nhận khi không còn duy trì được điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định.

Tính từ đầu năm 2024 đến tháng 7, cả nước đã có 18 thương nhân phân phối xăng dầu xin rút giấy phép kinh doanh xăng dầu. Số lượng thương nhân phân phối xăng dầu đã giảm từ 330 doanh nghiệp, xuống còn 298 doanh nghiệp (tháng 6) và xuống còn 296 doanh nghiệp vào giữa tháng 7.

Thời gian qua, hoạt động kinh doanh có nhiều biến động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự thay đổi và thích nghi với thị trường chung. Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), hiện nay, thị trường xăng dầu trong nước đã có nhiều chuyển đổi, chủ trương và các quy định về hoạt động kinh doanh xăng dầu của Chính phủ có nhiều nội dung lớn thay đổi, gần đây nhất là Nghị định số 80/2023/NĐ-CP được ban hành với nhiều điểm mới cần có văn bản để hướng dẫn Sở Công Thương và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu triển khai.

Mới đây, Bộ Công Thương vẫn đang lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 83/2014/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP.

Theo đó, đơn vị soạn thảo đã bổ sung thêm một số điều kiện đối với các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối xăng dầu. Điển hình như đối với thương nhân phân phối xăng dầu yêu cầu phải có kho, bể dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ 5 năm trở lên.

Thương nhân phải có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 3 cửa hàng thuộc sở hữu; tối thiểu 10 thương nhân bán lẻ xăng dầu (thực hiện bán lẻ xăng dầu dưới các hình thức: nhận làm đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc nhận quyền bán lẻ xăng dầu) có cửa hàng bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu còn hiệu lực.

Nhằm kiểm soát các hoạt động trong lĩnh vực này, trước đó, Bộ Công thương đã đề nghị các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối báo cáo việc duy trì điều kiện làm thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…