Bộ Giao thông vận tải lên kế hoạch xây mới 2 cảng hàng không Phan Thiết, Quảng Trị

Đó là một trong những nội dung của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26 ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp cùng với Bộ Quốc phòng và 2 địa phương đầu tư xây dựng mới Cảng hàng không Phan Thiết, Cảng hàng không Quảng Trị.

Dự án cảng hàng không Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) là dự án hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT (sân bay cấp 4C) đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư tại Công văn số 7285/VPCP-KTN ngày 18/9/2014.

Sau đó, Thủ tướng đã đồng ý nâng tầm thành dự án Cảng hàng không Phan Thiết từ sân bay cấp 4C lên cấp 4E. Đường băng cất cánh của sân bay từ 2.400 m lên 3.050 m với nhà ga dân dụng được thiết kế phục vụ 2 triệu hành khách/năm. Vốn đầu tư BOT tăng từ 1.693,7 tỉ đồng lên 4.812,7 tỉ đồng.

cảng hàng không
Phối cảnh cảng hàng không Phan Thiết

Tuy nhiên, việc nâng cấp dự án kéo theo hệ quả là nhà đầu tư cũ không đủ năng lực thực hiện, do đó UBND tỉnh đã phải đàm phán chấm dứt hợp đồng với Nhà đầu tư cũ và triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư mới.

Bên cạnh đó, dự án cũng có một số hạng mục do Bộ Quốc phòng đầu tư như hạng mục trong kết cấu hạ tầng sân bay và các thiết bị bảo đảm hoạt động bay. Do đây là tài sản quốc phòng, không nằm trong dự án Cảng hàng không Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT, cần thiết phải làm việc với Bộ Quốc phòng để thống nhất phương án khai thác chung tài sản của quốc phòng.

Còn dự án Cảng hàng không Quảng Trị có diện tích hơn 265 ha. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.800 tỷ đồng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) gồm 2 giai đoạn. Dự kiến khởi công trong quý I/2023.

Giai đoạn 1, xây dựng Cảng hàng không cấp 4C và sân bay quân sự cấp II đạt công suất khai thác khoảng 2,2 triệu hành khách/năm vào năm 2046 và khoảng 5.600 tấn hàng hóa/năm vào năm 2042.

cảng hàng không
Phối cảnh dự án cảng hàng không Quảng Trị do T&T lập báo cáo tiền khả thi

Giai đoạn 2, đầu tư hạ tầng khu phục vụ mặt đất tại cảng hàng không, mở rộng nhà ga hành khách đảm bảo khai thác đến 5 triệu hành khách/năm; mở rộng nhà ga hàng hóa công suất khai thác khoảng 13.700 tấn/năm. Dự kiến thời gian thực hiện dự án là 50 năm; thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn của dự án là 47 năm 4 tháng.

T&T Group được chấp thuận là nhà đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Xem thêm

Khánh Hoà muốn xây mới Cảng hàng không Vân Phong

Khánh Hoà muốn xây mới Cảng hàng không Vân Phong

Tỉnh Khánh Hoà đề xuất Bộ Giao thông vận tải chấp thuận về việc quy hoạch xây dựng Cảng hàng không Vân Phong trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040 tầm nhìn năm 2050.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...