Bộ Giao thông Vận tải ra công điện khẩn gỡ vướng cho vận tải hàng hóa qua chốt kiểm dịch

Bộ Giao thông Vận tải có công điện về việc kiểm tra, xử lý vướng mắc trong tổ chức giao thông, tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hàng hóa của người dân.

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải cho hay, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ thị, công điện và chỉ đạo về việc tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân trong tình hình dịch COVID-19.

Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành, địa phương kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân trong bối cảnh dịch bệnh.

Tuy nhiên, trong một số thời điểm, các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, việc kiểm soát phương tiện đi lại, hàng hóa vận chuyển tại nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn; có hiện tượng ùn tắc cục bộ do quy định chưa phù hợp như: yêu cầu thay thế lái xe của địa phương; quy định giá trị hiệu lực của giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 ngắn hơn so với hướng dẫn của Bộ Y tế là 72 giờ; giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 còn giá trị nhưng vẫn yêu cầu lái xe xét nghiệm lại, bắt xe quay đầu lại nơi xuất phát…

“Để hạn chế tình trạng nêu trên, đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố yêu cầu cơ quan chức năng của tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã rà soát quy định do địa phương ban hành chưa đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan dẫn đến ùn tắc giao thông cục bộ, đặc biệt tại tuyến tỉnh lộ, tuyến liên huyện, liên xã; chủ động bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp", công điện của Bộ Giao thông vận tải nêu.

Bộ Giao thông vận tải cũng đề nghị các địa phương, đơn vị chỉ đạo các chốt kiểm dịch (cấp tỉnh, huyện, xã, phường) thống nhất phương án tổ chức giao thông, nội dung kiểm tra và quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm dịch.

Trong đó, đặc biệt lưu ý đối với các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn cấp huyện, cấp xã không để ùn tắc giao thông, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong lưu thông hàng hóa. Những quy định thực hiện không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cần xử lý nghiêm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.