Hà Nội gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội vừa thông báo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải, do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Hà Nội gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương điều chỉnh chỉ tiêu sản lượng, doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2021 do nguyên nhân bất khả kháng, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan đề xuất Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính xem xét tháo gỡ khó khăn liên quan đến chính sách lãi vay tại các tổ chức tín dụng; phí bảo trì đường bộ; thời hạn lắp đặt camera trên phương tiện vận tải hành khách công cộng để báo cáo thành phố trong tháng 8/2021.

Trước đó, Sở Giao thông Vận tải đã có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội đề nghị hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Cụ thể, đối với loại hình xe buýt, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị thành phố chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh chỉ tiêu, sản lượng doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2021 do nguyên nhân bất khả kháng. Cùng với đó, hỗ trợ toàn bộ lãi vay trong năm 2021 đối với các dự án đầu tư, thay mới phương tiện là xe buýt để nâng cao chất lượng phục vụ.

Sở Giao thông Vận tải cũng kiến nghị thành phố đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi suất và giãn nợ với các khoản vay của các đơn vị kinh doanh vận tải đã đầu tư phương tiện nhằm hỗ trợ cho các đơn vị ổn định hoạt động; kiến nghị Bộ Tài chính xem xét miễn, giảm hoặc kéo giãn thời gian đóng phí bảo trì đường bộ đối với đơn vị kinh doanh vận tải trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề nghị thành phố chỉ đạo Cục Thuế Hà Nội và các đơn vị liên quan giảm thuế hoặc giãn thời gian đóng thuế cho các đơn vị kinh doanh vận tải; có cơ chế hỗ trợ các khoản kinh phí phát sinh phục vụ phòng, chống dịch cho các đơn vị này…

Xem thêm

Nhật ký chống dịch Covid-19: Để người nghèo vợi bớt những âu lo

Nhật ký chống dịch Covid-19: Để người nghèo vợi bớt những âu lo

Đợt dịch lần thứ tư này đã khiến người nghèo và người dễ bị tổn thương tại Sài Gòn ngày càng kiệt quệ, vật vã trong khó khăn. Và một trong những vấn đề tồi tệ nhất mà họ phải đối mặt đó chính là chẳng may qua đời không có khả năng để mai táng
Tối 24/8: Thêm 10.811 ca COVID-19

Tối 24/8: Thêm 10.811 ca COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 tối 24/8 của Bộ Y tế cho biết có 10.811 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh và Bình Dương cộng lại đã 8.255 ca. Số còn lại ghi nhận ở 41 địa phương khác. Trong ngày có 7.663 bệnh nhân khỏi.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...