Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo vốn vay ODA từ Trung Quốc

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2018 đến 2020, tầm nhìn 2025 trình Thủ tướng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo vốn vay ODA từ Trung Quốc

Theo đó, trong giai đoạn 2016-2017, tổng ODA và vốn vay ưu đãi ký kết từ các nhà tài trợ đạt 9.198 triệu USD. Trong đó, vốn vay là 8.981 triệu USD. Vay ODA là 6.781 triệu USD, vay ưu đãi 2.200 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 216,8 triệu USD.

World Bank và JICA là hai nhà tài trợ vốn vay ODA lớn nhất cho Việt Nam, lần lượt 2.195 triệu USD và 3.060 triệu USD. Trung Quốc là nhà tài trợ lớn thứ 5 của Việt Nam với khoản vay ưu đãi và viện trợ 281,38 triệu USD.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn vay ưu đãi của Trung Quốc cho Việt Nam tương tự các khoản vay tín dụng xuất khẩu, là các khoản vay có điều kiện, chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam.

Vay Trung Quốc đi kèm điều kiện lãi suất khoảng 3%/năm, phí cam kết 0,5%, phí quản lý 0,5%, thời hạn vay 15 năm, thời gian ân hạn 5 năm.

Các khoảng vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc được cung cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).

"Tín dụng ưu đãi của Trung Quốc chỉ phù hợp cho các dự án có nguồn thu trực tiếp, có khả năng trả nợ. Một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đẩu tư... ảnh hưởng hiệu quả đầu tư", Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.

Do đó, Bộ này đề xuất Chính phủ trong định hướng đối với việc vay nguồn tín dụng ưu đãi của Trung Quốc thời gian tới cần được xem xét và cân nhắc.

Cảnh báo vốn vay từ Trung Quốc thời gian sắp tới hoàn toàn có cơ sở bởi hiện Trung Quốc đang thực hiện chính sách đầu tư ra nước ngoài, chuyển giao công nghệ cũ và thực hiện chiến lược: Một vành đai, một con đường của mình.

Thời gian qua, tại Việt Nam một số dự án có liên quan đến vay vốn, hợp tác với Trung Quốc đã để lại tiếng xấu và hệ lụy không nhỏ cho nền kinh tế. Đơn cử 12 đại dự án thua lỗ của ngành công thương, có nhiều dấu ấn của nhà thầu, chủ thầu của Trung Quốc như: Đạm Hà Bắc, đạm Ninh Bình, gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2...

Rõ nhất là dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), một dự án vừa đội nhiều vốn lại vừa chậm tiến độ gây nhiều phiền toái cho người dân Thủ đô. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông tăng vốn từ 8.769 tỷ đồng lên 47.325 tỷ đồng, tăng gấp hơn 5 lần so với vốn đầu tư ban đầu.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...