Bộ KH&ĐT yêu cầu gửi báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 trước ngày 30/4

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trước ngày 30/4/2021 gửi báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 theo các nội dung quy định tại Điều 49 Luật Đầu tư công để thẩm định.
Bộ KH&ĐT yêu cầu gửi báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 trước ngày 30/4

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có công văn đôn đốc các bộ, ngành, địa phương báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Theo quy định, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vào Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra tháng 7/2021.

Do vậy, để kịp tiến độ báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 5, báo cáo Bộ Chính trị vào đầu tháng 6 trước khi trình Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội, Bộ KH&ĐT đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trước ngày 30/4/2021 gửi báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 theo các nội dung quy định tại Điều 49 Luật Đầu tư công để thẩm định.

Trước ngày 13/5/2021, gửi báo cáo kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 theo các nội dung quy định tại Điều 49 Luật Đầu tư công, trong đó các nội dung về kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến thẩm định của Bộ KH&ĐT.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, hoàn thành báo cáo kế hoạch đầu tư côngtrung hạn vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025 (nếu có), gửi Bộ KH&ĐT trước ngày 15/5/2021 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư công.

Theo quy định, báo cáo phải bao gồm các nội dung là tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó làm rõ mức vốn của từng cơ quan trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập; Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; Danh mục dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên phù hợp với khả năng cân đối vốn và tiến độ thực hiện dự án; Dự kiến kết quả đạt được trong giai đoạn 2021 - 2025.

Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025 (nếu có), gửi Bộ KH&ĐT trước ngày 15/5/2021. Trong báo cáo này cần gồm các nội dung: tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó làm rõ mức vốn của từng cơ quan trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn; danh mục dự án theo thứ tự ưu tiên phù hợp khả năng cân đối vốn, tiến độ thực hiện...

Bộ KH&ĐT cho biết, kết quả giải ngân vốn đầu tư công trong quý I/2021 đạt hơn 60,7 nghìn tỷ đồng. Con số này bằng 13,17% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương mức thực hiện cùng kỳ năm 2020.

Giải ngân vốn trong nước đạt 14,74%, vốn nước ngoài đạt 0,66%. Phần lớn các bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 10%, nhiều bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn. Một số dự án trọng điểm có tỷ lệ giải ngân đạt kết quả thấp, như dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020 chỉ đạt 13,3% kế hoạch.

Bộ KH&ĐT lưu ý trong quý I/2021, có 31 bộ, ngành vẫn chưa giải ngân kế hoạch, tạo áp lực rất lớn trong công tác giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới. Bên cạnh đó, giải ngân vốn nước ngoài nguồn ngân sách Trung ương (vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài) gần như chưa thực hiện trong khi cùng thời điểm này năm 2020 đã giải ngân được 4,99% kế hoạch.

Xem thêm

Giải ngân vốn đầu tư công: Địa phương nào sẽ về đích trước?

Giải ngân vốn đầu tư công: Địa phương nào sẽ về đích trước?

Sau hội nghị về đầu tư công diễn ra cách đây vài ngày, các thành phố, địa phương đang tích cực hành động để đạt mục tiêu hoàn thành từ 90% - 100% kế hoạch đề ra. Với các kế hoạch hành động đã và đang được triển khai, địa phương nào sẽ về đích sớm nhất?
TP.HCM thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

TP.HCM thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các sở ngành quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để kích thích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm là một trong những giải pháp trọng tâm để hồi phục tăng trưởng kinh tế khi dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...