Bổ nhiệm nhân sự, dự án nghìn tỷ “đắp chiếu” vào Táo quân 2017

Trong phần đọc cáo cuối buổi chầu, Ngọc Hoàng đã truyền đi thông điệp “Từ nay phải chọn người tài, đừng chọn người nhà”…
Bổ nhiệm nhân sự, dự án nghìn tỷ “đắp chiếu” vào Táo quân 2017

Các táo quân đọc phần cáo cuối buổi chầu nhấn mạnh "bổ nhiệm đừng chọn người nhà"...

Như thường lệ, chương trình Táo quân được phát sóng vào tối 30 Tết âm lịch là chương trình được mong đợi. Trải qua 15 năm lên sóng với nhiều thăng trầm, tạo nên sức hút Táo quân chính là việc chương trình đã đưa ra những vấn đề kinh tế, xã hội nổi bật trong năm thông qua các tình tiết hài hước.

Trong chương trình Táo quân năm nay, Quốc Khánh tiếp tục trong vai Ngọc Hoàng, Xuân Bắc trong vai Nam Tào, Công Lý vai Bắc Đẩu trong khi Tự Long trong Táo Môi trường, Quang Thắng trong vai Táo Kinh-Công (Kinh tế và Công Thương), Vân Dung - Táo Giáo dục và Chí Trung - Táo Công chức.

Vấn đề bổ nhiệm nhân sự là một trong những vấn đề nhức nhối trong năm 2016 vừa qua đã được tái hiện tương đối đầy đủ trong chương trình Táo quân.

Mở đầu chương trình, Bắc Đẩu nhờ Táo Kinh-Công nhận hai đứa cháu mới ra trường về làm… Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị và kèm theo câu “con của bố nó”, gợi nhắc câu chuyện bổ nhiệm cán bộ siêu tốc trong năm qua tại Bộ Công thương.

Táo Kinh-Công tiếp tục bị “xoay” về vấn đề nhân sự trong phần hái hoa dân chủ trả lời câu hỏi, Táo Kinh-Công bốc trúng câu về tiêu chí quan trọng nhất để bổ nhiệm cán bộ trước tình trạng bổ nhiệm “nhất hậu duệ, thứ nhì tiền tệ, thứ ba quan hệ, thứ tư trí tuệ”.

Táo Kinh-Công trong phần trả lời đã thẳng thắn bày tỏ: “Anh Táo trước trước khi về hưu còn ký bổ nhiệm hàng loạt cán bộ nên khi thần lên nhậm chức không còn cán bộ để bổ nhiệm”. Ngọc Hoàng nói thêm rằng, không phải cứ nghĩ mình về hưu mà hết trách nhiệm, đã hạ cánh rồi chưa chắc đã an toàn đâu.

Ngọc Hoàng sau đó đã làm một phép thử với dàn Táo, cắt chức Nam Tào, Bắc Đẩu và bổ nhiệm “một thằng bảo vệ lên làm Nam Tào”. Nam Tào mới là Thiên Lôi và Bắc Đẩu đưa ra hàng loạt chỉ đạo như đưa dự án nghìn tỷ cho “thằng bán giò chả” để đầu tư, học sinh lớp 9 cấp bằng đại học luôn… khiến dàn Táo không tâm phục khẩu phục.

“Các người thấy sự tai hại của bổ nhiệm nhầm chưa?”, câu hỏi được Ngọc Hoàng đưa ra và nhấn mạnh rằng, từ nay không có việc bổ nhiệm người nhà.

Phần đọc cáo cuối buổi trầu, Ngọc Hoàng đã truyền đi thông điệp “Từ nay phải chọn người tài, đừng chọn người nhà”.

Ngoài ra, trong phần báo cáo của mình, Táo Kinh-Công cũng báo cáo về các dự án nghìn tỷ “đắp chiếu”, và ngỏ ý “tặng” Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu mỗi người 1 ngân hàng mà theo như Táo Kinh-Công nói, đây không có giá trị về mặt vật chất mà chỉ có giá trị về mặt tinh thần, thậm chí còn coi món quà này như “đồ hàng”.

Khi được hỏi về những khoản tiền nghìn tỷ đã đi đâu, Táo Kinh-Công trả lời “không biết” và báo cáo sẽ phê bình nghiên khắc, xử lý mang tính răn đe.
Theo Nguyễn Thảo/BizLive

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…