Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm

Bộ Tài chính vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phối hợp kịp thời với Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế để hỗ trợ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Để triển khai hiệu quả cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước và sau Tết Nguyên đán, Bộ Tài chính chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính xây dựng nội dung gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả công tác chuyên môn nhằm xây dựng nội bộ trong sạch, nâng cao năng lực công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức làm công tác đấu tranh chống buôn lậu.

Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan tăng cường tuần tra, kiểm soát, xác định địa bàn, tuyến trọng điểm tại địa bàn khu vực cửa khẩu đường bộ, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, khu vực cảng biển, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện, chuyển phát nhanh quốc tế, đường sắt liên vận quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn hoạt động hải quan; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh, hành lý của hành khách xuất nhập.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tổ chức đấu tranh, bắt giữ và xử lý đối với mặt hàng cấm, hàng hoá ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả nhãn hiệu, gian lận xuất xứ Việt Nam, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, nhất là các mặt hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, hàng có nguy cơ thẩm lậu, quay vòng vào nội địa.

Tổng cục Thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, việc sử dụng, quản lý, lưu giữ hoá đơn và hồ sơ mua bán hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu, thu gom hàng hoá cư dân biên giới của các hộ, cá nhân kinh doanh khu vực cửa khẩu, biên giới, vùng biển có diễn biến phức tạp để ngăn chặn sử dụng hoá đơn hợp thức hoá hàng nhập lậu, đặc biệt là đối với các tỉnh, địa bàn trọng điểm. Triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng in, phát hành mua bán hóa đơn bất hợp pháp.

Tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán hàng tiêu dùng để chủ động nắm diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, kịp thời phát hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng khác xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt lưu ý đối với các mặt hàng liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 cũng như các mặt hàng lương thực, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như thực phẩm, gia súc, gia cầm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp…

Kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xác minh, xử lý các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả liên quan đến công tác quản lý thuế. Kiểm tra việc niêm yết và bán theo giá niêm yết tại các chợ, các trung tâm thương mại, các cửa hàng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...