Bộ Tài chính thiết lập thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng Thông tư và chuẩn bị thiết lập thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Bộ Tài chính thiết lập thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng Thông tư và chuẩn bị thiết lập thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; đồng thời, nâng cấp chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp và hệ thống niêm yết, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng.

Nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai 4 đoàn kiểm tra trong tháng 10/2021 tại 10 công ty chứng khoán về tình hình cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, tiến hành kiểm tra một số doanh nghiệp có khối lượng phát hành trái phiếu lớn; phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo; tình hình tài chính yếu.

Triển khai các quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) luôn tập trung quản lý giám sát đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, phổ biến quy định mới về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, cảnh báo về các rủi ro đối với các chủ thể khi tham gia thị trường, định hướng các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã được thực hiện theo định kỳ, chủ động và có hiệu quả.

Cụ thể, trong 9 tháng năm 2021, Bộ Tài chính đã tổ chức 3 hội nghị phổ biến và đối thoại chính sách về trái phiếu doanh nghiệp, đăng tải các thông tin báo chí, trả lời phỏng vấn nhiều cơ quan báo chí.

Trong thời gian tới, Vụ Tài chính ngân hàng tiếp tục chủ động thông tin, tuyên truyền về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp; cảnh báo kịp thời những rủi ro cho nhà đầu tư, doanh nghiệp phát hành, các tổ chức cung cấp dịch vụ.

Về cơ chế chính sách, trên cơ sở công tác quản lý giám sát và kết quả kiểm tra về tình hình phát hành, cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang đánh giá để đề xuất sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế theo hướng hạn chế doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, không phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tăng cường công khai, minh bạch trong huy động vốn trái phiếu.

Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp và công tác quản lý giám sát; chủ động phối hợp với các bộ, ngành tăng cường quản lý giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp thông qua việc đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng huy động vốn từ phát hành trái phiếu và phối hợp chia sẻ thông tin kết quả kiểm tra, giám sát.

Đồng thời, đề nghị Bộ Xây dựng có các giải pháp quản lý thị trường bất động sản, phối hợp quản lý giám sát và cảnh báo các doanh nghiệp bất động sản về rủi ro tăng trưởng nóng; tổ chức làm việc với Bộ Công an về khung khổ pháp lý và tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin.

Theo Bộ Tài chính, từ năm 2018 đến nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm.

Để hạn chế rủi ro và tạo khung khổ pháp lý đồng bộ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ báo cáo Quốc hội quy định thống nhất về phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Luật Chứng khoán năm 2019 và Luật Doanh nghiệp năm 2020. Đồng thời, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2020/NĐ-CP và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp hướng dẫn Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp.

Theo đó, từ ngày 1/1/2021, chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, trái phiếu phát hành ra công chúng phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy đăng ký chào bán và yêu cầu xếp hạng tín nhiệm theo lộ trình.

Vụ Tài chính ngân hàng cho biết, sau 9 tháng triển khai quy định mới chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đạt 357.000 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2020; khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng là 17.375 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2020.

Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, tổ chức tín dụng có khối lượng phát hành lớn nhất chiếm 37,3%, các doanh nghiệp bất động sản chiếm 31,1%. Tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp mua sơ cấp trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giảm mạnh so với năm 2020 chỉ là 5,5%, trong khi cả năm 2020 là 12,7%.

Bên cạnh kết quả đạt được, thị trường còn một số vấn đề cần lưu ý như: phần lớn tài sản đảm bảo của trái phiếu là bất động sản, dự án hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu doanh nghiệp, giá trị của tài sản đảm bảo chịu ảnh hưởng diễn biến của thị trường; một số trường hợp chưa tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ; có doanh nghiệp phát hành với khối lượng lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu.

Xem thêm

Bộ Xây dựng cảnh báo về trái phiếu doanh nghiệp BĐS

Bộ Xây dựng cảnh báo về trái phiếu doanh nghiệp BĐS

Bộ Xây dựng khuyến cáo nhà đầu tư cần hết sức thận trọng khi quyết định mua trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản (BĐS) có tình hình tài chính kém, kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo...
Bộ Tài chính khuyến cáo rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính khuyến cáo rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp

Việc các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém khi huy động vốn trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao sẽ tồn tại rủi ro nghiêm trọng khi hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó, dẫn tới không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...