Bộ Tài chính lý giải việc bà Kim Thoa thâu tóm cổ phần Điện Quang

Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính chiều 15-3 đã lên tiếng về việc bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương, nắm tài sản khủng 1,68 triệu cổ phiếu tại Công ty Điện Quang.
Bộ Tài chính lý giải việc bà Kim Thoa thâu tóm cổ phần Điện Quang

Bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương, hiện đang nắm giữ 1,68 triệu cổ phần của Công ty Điện Quang

Chiều 15-3, tại cuộc họp báo về dự thảo Nghị định chuyển doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thành công ty cổ phần (thay thế Nghị định 59/2011/NĐ-CP), ông Nguyễn Duy Long - Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), Tổ trưởng Tổ soạn thảo - đã trả lời câu hỏi của báo chí về hiện tượng gia đình Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nắm tài sản khủng tại công ty CP Điện Quang.

Ông Nguyễn Duy Long cho biết hiện tượng thâu tóm cổ phần tại Công ty CP Điện Quang là do quá trình thực hiện bán vốn tại công ty cổ phần. Còn theo quy định về cơ chế cổ phần hóa (CPH) được thực hiện thí điểm từ năm 1992, lãnh đạo DN được mua CP của DN theo 2 nội dung. Một là mua CP ưu đãi theo số năm công tác trong khu vực Nhà nước như đối với tất cả cán bộ nhân viên khác. Cụ thể, mỗi năm làm việc trong khu vực Nhà nước được mua 100 CP ưu đãi giá bán bằng 60% trên cơ sở giá bán thấp nhất của giá đấu thành công. Như vậy bản thân lãnh đạo DN cũng được ưu đãi như toàn bộ cán bộ công nhân viên trong DN cổ phần hoá với chính sách mua ưu đãi bình đẳng như nhau dựa trên số năm làm việc.

Hai là đối với người lao động là chuyên gia trong DN có trình độ, khả năng cống hiến lớn thì Nghị định 59 và dự thảo lần này tiếp tục duy trì nội dung ngoài ưu đãi theo số năm công tác như trên còn tiếp tục được mua ưu đãi thêm nhưng không phải giảm giá như trên mà mua theo giá đấu thành công.

Như vậy tức là đối tượng này được ưu đãi quyền được mua thêm cổ phần.

Trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà Hồ Thị Kim Thoa giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Điện Quang.

Tỷ lệ cổ phiếu do bà Hồ Thị Kim Thoa nắm giữ tại Công ty Điện Quang đã tăng từ gần 858.000 cổ phiếu (cuối năm 2009) lên gần 1,16 triệu cổ phiếu sau khi được bổ nhiệm chức Thứ trưởng. Hiện bà Thoa đang nắm giữ 1,68 triệu cổ phiếu, tương đương 4,91 % vốn của Công ty Điện Quang. Không chỉ vậy, những thành viên khác trong gia đình bao gồm em trai, em dâu, các con gái và mẹ đẻ của vị Thứ trưởng hiện vẫn nắm giữ vị trí cao và sở hữu cổ phần lớn tại doanh nghiệp này.

Theo T.Hà/Người lao động 

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...