Bộ Tài chính muốn "tăng tính chủ động" của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước nhằm tạo điều kiện để Ngân hàng Phát triển Việt Nam thêm chủ động trong hoạt động cho vay.
Bộ Tài chính muốn "tăng tính chủ động" của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Sau 02 năm triển khai thực hiện, Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước tuy đã đạt được kết quả nhưng cũng bộc lộ một số tồn tại. Các hạn chế natf phải xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoạt động của NHPT trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với định hướng của Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của NHPT giai đoạn 2019 – 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời đối với nhóm chính sách về nâng cao hiệu quả quyết định cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo hướng: Bãi bỏ các dự án không hiệu quả, không có nhu cầu (như các loại hình dự án sản xuất muối công nghiệp; sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, thuốc thú y; sản xuất áp dụng sáng chế bảo vệ môi trường; đầu tư sản xuất các sản phẩm phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn; đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ; đầu tư thuộc chương trình phát triển sản phẩm quốc gia...) khỏi Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Bổ sung thêm các dự án trọng điểm quốc gia thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng giao thông, cụ thể gồm các dự án: Cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, cầu đường sắt, đường bộ, cầu đường bộ… Lý do vì theo báo cáo của NHPT, các loại hình dự án thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay, có nhu cầu vốn lớn nhưng NSNN không đáp ứng được, cần thiết có sự tham gia của vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Đối với nhóm chính sách về nâng cao hiệu quả thực hiện cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về xác định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước theo hướng: “Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các trái phiếu NHPT được Chính phủ bảo lãnh còn dư nợ tại thời điểm cuối Quý trước Quý công bố lãi suất cộng (+) biên độ bù đắp chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của NHPT. Biên độ bù đắp chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của NHPT trong giai đoạn 2020 – 2021 là 3%/năm.

Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biên độ bù đắp chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro ổn định trong thời kỳ 03 năm kể từ năm 2022 để NHPT xác định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi quy định như trên sẽ tăng tính chủ động cho NHPT, giúp NHPT có căn cứ triển khai ngay sau khi Nghị định được ban hành, cũng như phù hợp với thông lệ chung của các tổ chức tín dụng, đảm bảo nguyên tắc lãi suất cho vay dần tiến tới bù đắp được chi phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...