Mở đầu phiên chất vấn chiều nay 4/6, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà đã giải trình một số vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm. Ông cho hay trong nhiều năm qua từ đầu nhiệm kỳ, ngành xây dựng và Bộ Xây dựng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về xây dựng.
“Ngành xây dựng vàBộ Xây dựng đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã - hội, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng”, ông nói.
Tuy nhiên Bộ trưởng cũng thừa nhận ngành còn nhiều hạn chế tồn tại và đang đưa ra các biện pháp nhằm sớm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, từ đó sớm khắc phục các mặt hạn chế.
Tại phiên chất vấn, Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) cho rằng chưa có quy định pháp lý nào điều chỉnh về đầu tư, xây dựng, cấp giấy chứng nhận đối với các loại hình căn hộ du lịch (condotel), đề nghị Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nêu rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong việc tham mưu ban hành quy chuẩn. Ngoài ra, bà mong muốn có hướng giải quyết nhanh và phù hợp với thực tiễn.
Trả lời đại biểu Lý Thiết Hạnh,Bộ trưởng Phạm Hồng Hàcho biết hiện nay theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Xây dựng có trách nhiệm sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan, ban hành quy chế quản lý vận hành đến các loại hình bất động sản mới (condotel, officetel…).
Bộ trưởng đảm bảo quá trình này sẽ được hoàn tất trong năm 2019. Ông cũng cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có hướng dẫn về chế độ sử dụng đất với các công trình xây dựng condotel hoặccondotelkết hợp nhà ở.
Về trách nhiệm trong việc phá dỡ phần vi phạm của 8B Lê Trực, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cũng yêu cầu Bộ trưởng Phạm Hồng Hà chỉ ra trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc quản lý trật tự đô thị đối với tòa nhà 8B Lê Trực và tổ hợp HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Ông Hồng yêu cầu Bộ trưởng cam kết thời gian xử lý dứt điểm.
Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng trách nhiệm xử lý vi phạm của Tập đoàn Mường Thanh tại tổ hợp HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai) là của Hà Nội.
“Vi phạm có rồi, trách nhiệm xử lý là của Hà Nội, chứ không phải của Bộ Xây dựng”, ông Hà Nội.
Với xử lý vi phạm tại công trình 8B Lê Trực, Bộ trưởng Hà cũng khẳng định đây là trách nhiệm của Hà Nội. Ông thông tin TP. Hà Nội đang thực hiện công tác cưỡng chế, phá dỡ phần vi phạm theo giấy phép. Hiện tại, việc phá dỡ các tầng vi phạm theo chiều ngang đã được thực hiện. Tuy nhiên, việc phá dỡ phần vi phạm theo chiều dọc còn gặp khó khăn.
“Cắt một số diện tích của các tầng theo chiều dọc có liên quan đến kết cấu và khả năng chịu lực của công trình”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng khẳng định sẽ sử dụng các đơn vị của Bộ Xây dựng hỗ trợ nếu Hà Nội yêu cầu để có đánh giá chính xác và đưa ra phương án xử lý hợp lý nhất.
Ngoài ra, trả lời đại biểu Lê Thanh Vân về việc ban hành chậm hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết trong năm vừa qua Bộ Xây dựng đã dần dần hoàn thiện được bộ quy chuẩn.
Tuy nhiên ông cho rằng sự phát triển của khoa học công nghệ và thị trường, bộ tiêu chuẩn bộc lộ những thiếu sót. Cụ thể, về hệ thống bộ quy chuẩn còn phân tán ở nhiều quy chuẩn khác nhau, bị trùng lặp giữa các ngành. Ngoài ra, một số quy đã lạc hậu. Ông lấy ví dụ như về kiểm soát dân số, hạ tầng chưa được cập nhậ.
Ngoài ra, việc áp dụng bộ chuẩn tiêu chuẩn cũng còn thể hiện sự tuỳ tiện của các cơ quan lập và thẩm định dự án. Bộ trưởng cho biết sẽ bổ sung những thiếu sót, sửa đổi những tiêu chuẩn và quy chuẩn đã lạc hậu.
“Trong năm 2019 Bộ Xây dựng sẽ sửa đổi 4 quy chuẩn liên quan đến đầu tư xây dựng đô thị đó là: Quy chuẩn quy hoạch đô thị, nhà ở, cơ sở hạ tầng và phòng cháy chữa cháy. Đồng thời Bộ sẽ rà soát 62 quy chuẩn nữa”, ông Hà nói.