Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 506.000 người lao động mất việc, giãn việc, thiếu việc

Thống kê đến ngày 26/5, có khoảng khoảng 270.000 người lao động mất việc, chiếm tỷ lệ 2,25% tổng số lao động cả nước...
người lao động mất việc

Trong phiên chất vấn ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định tỷ lệ thất nghiệp hiện nay ở ngưỡng thấp.

Bộ trưởng cũng cho biết, tỷ lệ thất nghiệp có gia tăng nhưng không phải riêng Việt Nam. "Tỷ lệ thất nghiệp quý 1/2023 của Việt Nam so với các quốc gia ở ngưỡng thấp", ông Dung nói.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thêm, tỷ lệ thất nghiệp 2,25% là đánh giá khách quan, khoa học, theo tiêu chí cụ thể quốc tế đưa ra. Cụ thể, tiêu chí đánh giá “thất nghiệp” là tình trạng người lao động trong độ tuổi có nhu cầu làm việc, nhưng không có việc làm, thậm chí không làm việc dù chỉ 1 giờ, sẵn sàng làm việc, không có việc làm hoặc đang tìm việc.

Ngoài áp tiêu chí đó, Tổng cục Thống kê còn mở rộng thêm một số tiêu chí theo khuyến cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Theo đó, những ý kiến đánh giá độc lập, đối soát đánh giá của Tổng cục Thống kê cơ bản là trùng nhau.

Theo dự báo thời gian tới, tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn, đặc biệt với ngành hàng thâm dụng lao động nhiều, trong đó giày da, dệt may, túi xách, sản xuất hàng xuất khẩu.

Nói thêm về tình trạng thất nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ rõ, người lao động mất việc, giãn việc chủ yếu là lao động nữ, dòng người mất việc về địa phương cũng là nữ.

"Cách đây một tháng, tôi có đi kiểm tra một số địa phương, ăn cơm cùng công nhân tại doanh nghiệp, thấy rằng 80% lao động bị ảnh hưởng việc làm đều là lao động nữ", Bộ trưởng nói.

Giải pháp để khắc phục tình trạng lao động nữ bị thất nghiệp là đào tạo từ sớm, chăm lo đào tạo ngay khi chưa thất nghiệp, "Để khi đến 40 tuổi với ngành dệt may là khó khăn. Mắt mờ, chân chậm, năng suất thấp, dễ bị chủ sử dụng cắt giảm", Bộ trưởng thừa nhận.

Tuy nhiên, Bộ trưởng vẫn cho rằng, với quy mô thị trường lao động trên 51,2 triệu người, số thất nghiệp chính thức là 297.000 vẫn là con số hoàn toàn kiểm soát được.

“Thực tế, năm 2021 cả nước từng lo lắng về nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nhưng Việt Nam đã không để tình trạng đó xảy ra”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói, đồng thời cho biết Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã chủ động ứng phó, xúc tiến nhiều nhà đầu tư, đốc thúc nhiều giải pháp ổn định thị trường lao động, đời sống người làm công ăn lương.

"Chúng ta không được phép chủ quan nhưng cũng không nên bi quan trước tình hình này. Sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp giữ chân người lao động", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Xem thêm

Báo động tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 cao

Báo động tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 cao

Theo Tổng cục Thống kê, quý IV/2021 tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 giảm so với quý III/2021, nhưng đây vẫn là con số đáng báo động, điều này cho thấy các đơn vị cần đánh giá lại nguyên nhân và xem xét lại phương thức đào tạo.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...