Công đoàn Việt Nam đề xuất chi Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động

Công đoàn Việt Nam đề nghị xem xét dùng nguồn kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ cho tất cả người lao động đã và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ 6 tháng trở lên để động viên và hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người lao động.
Công đoàn Việt Nam đề xuất chi Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động

Mới đây, Công đoàn Việt Nam vừa có báo cáo tình hình, tiến độ hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Cùng với đó, Công đoàn Việt Nam đề xuất một số kiến nghị để hỗ trợ người lao động đang gặp khó khăn.

Theo báo cáo cập nhật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong đại dịch Covid-19 lần thứ 4, tính đến ngày 13/9 vừa qua đã có 44.554 ca nhiễm là công nhân, viên chức lao động tại địa bàn 51 tỉnh, thành phố, tính trên tổng số 608.998 ca lây nhiễm (chiếm tỷ lệ 7,31%). Trong đó đã có 129 công nhân viên chức lao động tử vong do mắc Covid-19 hoặc do tiêm vắc xin. 

Từ ngày 9/7 đến nay, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, giải thể; trên 2 triệu công nhân lao động phải nghỉ việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, mất việc làm do doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc do người lao động bị cách ly, điều trị bệnh, ở trong khu vực phong tỏa. 

Đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã và đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ như: Hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19 lần thứ tư; hỗ trợ, tăng cường dinh dưỡng cho đội ngũ y tế tuyến đầu phòng chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam; hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang lao động, sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ ...

Tính đến ngày 13/9, công đoàn các cấp chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động và các lực lượng tuyến đầu chống dịch từ nguồn tài chính công đoàn và nguồn xã hội hoá với tổng số tiền trên 4.375,882 tỉ đồng.

Trong đó: Chi trực tiếp hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19: 1.121,773 tỉ đồng; chi ủng hộ và vận động ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID-19, chuyển về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: 333,044 tỉ đồng; chi ủng hộ và vận động ủng hộ vào Quỹ vaccine phòng chống COVID-19: 293,881 tỉ đồng; chi hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19 trên 200 tỉ đồng; chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động tham gia sản xuất “3 tại chỗ” tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16/CT-TTg: trên 1.000 tỉ đồng; chi trực tiếp tại các công đoàn cơ sở theo các mức ban hành chung từ trước đối với người lao động khó khăn: 1.396,223 tỉ đồng...

Đến ngày 11/9, Tổng Liên đòan Lao động Việt Nam đã nhận được báo cáo của 27 liên đoàn lao động tỉnh, thành phố báo cáo đã hỗ trợ cho 1.163.017 đoàn viên, người lao động với số tiền hơn 1.677 tỷ đồng và có 170.640 doanh nghiệp được giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số tiền 1.068 tỷ đồng. 

Theo đánh giá của bà Trần Thị Thanh Hà, Phó trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 của Tổng LĐLĐ Việt Nam, số người lao động được thụ hưởng chính sách từ Nghị quyết số 68 còn rất thấp (1.163.017 đoàn viên, người lao động trong tổng số 16.200.000 người, tức mới chỉ chiếm 7,1%). 

Công đoàn Việt Nam đề nghị bổ sung thêm đối tượng người lao động chưa được ký hợp đồng lao động, chưa được tham gia BHXH cũng được quan tâm hỗ trợ như đối tượng không có quan hệ lao động (lao động tự do) nêu trong Nghị quyết số 68 của Chính phủ và phải được hỗ trợ kịp thời để giảm bớt khó khăn cho người lao động.

Đề nghị bổ sung thêm các đối tượng là viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công khác như nhà khách, trung tâm văn hóa, cơ sở đào tạo nghề… cũng được hưởng chính sách tại Nghị quyết số 68 của Chính phủ. 

Hiện nay, doanh nghiệp đang áp dụng “3 tại chỗ” chỉ duy trì việc làm được cho khoảng 30% - 50% người lao động, do đó có một bộ phận lớn người lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương đang gặp khó khăn nhưng không được hưởng hỗ trợ. Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị những đối tượng này phải được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 68. 

Đáng chú ý, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề nghị xem xét dùng nguồn kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ cho tất cả người lao động đã và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ 6 tháng trở lên để động viên và hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người lao động. Đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chính sách xã hội, gói an sinh mới thiết thực, hiệu quả hơn cho người lao động trong thời gian tới.

Tổng số kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 chuyển sang năm 2021 là hơn 89.100 tỷ đồng. Ngoài ra, số kết dư của Quỹ ốm đau, thai sản năm 2021 cũng đang có gần 12.800 tỷ đồng; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp là hơn 53.700 tỷ đồng; Quỹ hưu trí, tử tuất khoảng hơn 789.100 tỷ đồng...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...