Bộ trưởng KH-ĐT: Mạnh dạn xây dựng sân chơi kinh tế mới

Nhấn mạnh sự cần thiết sớm thông qua dự luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt để tạo hành lang pháp lý quan trọng cho phát triển kinh tế, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng từ nhu cầu thực tế,
Bộ trưởng KH-ĐT: Mạnh dạn xây dựng sân chơi kinh tế mới

Việt Nam đã chậm chân…

Trước phiên thảo luận chính thức về dự án luật này tại Quốc hội (sáng 23/5), Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) dẫn bài học từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất… cho thấy, các quốc gia này đều ra sức tạo ra những sân chơi mới với nhiều mô hình và thể chế khác nhau nhằm tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút dòng vốn, từ đó góp phần phát triển đất nước.

Không những vậy, số lượng các đặc khu kinh tế trên thế giới cũng tăng nhanh qua các thời kì, từ 9 đặc khu kinh tế tại 9 quốc gia trong những năm 60 đã tăng lên khoảng 4.500 tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện trên thế giới vẫn tiếp tục phát triển các đặc khu mới, đưa ra nhiều mô hình, thể chế mới ngày càng hấp dẫn và thuận lợi hơn. Theo đánh giá của tạp chí Nhà kinh tế 2016, sự phát triển của các đặc khu đã góp phần thúc đẩy thương mại toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế và tạo ra trên 66 triệu việc làm.

Theo Bộ trưởng, điều không thể phủ nhận là mô hình này đã mang đến cho các quốc gia và vùng lãnh thổ cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp nhận tri thức công nghệ mới, phương thức quản lý hiện đại, thúc đẩy và mở cửa nền kinh tế để hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới.

Việc phát triển ba đặc khu bao gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) đã thể hiện rõ nhất sự nhất quán, quyết tâm của các cấp chính quyền trong việc xây dựng một sân chơi mới với luật lệ mới, thể chế, chính sách vượt trội, cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Bộ trưởng khẳng định, đây là lần đầu tiên Việt Nam chủ động tạo ra một sân chơi quốc tế ngay trên lãnh thổ của mình.

Các đặc khu này được định hướng phát triển với 2 mục tiêu chính, thứ nhất là hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao và có tác động lan tỏa tới toàn bộ khu vực và nền kinh tế, thu hút công nghệ cao tới các ngành nghề, lĩnh vực cạnh tranh phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và trở thành nơi đáng sống và làm việc, nơi thịnh vượng về kinh tế, phát triển bền vững về môi trường, đảm bảo công bằng xã hội và đời sống cho người dân.

Mục tiêu thứ hai là chủ động tạo ra một sân chơi mới với các thể chế chính sách đặc biệt thuận lợi, vượt trội, cạnh tranh cho phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển các ngành khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế chất lượng cao, dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay, thương mại và tài chính quốc tế gắn với cảng biển….

Từ nhu cầu thực tế, theo Bộ trưởng KH-ĐT, phải chủ động tạo ra những sân chơi mới, để thu hút vào xây dựng các đặc khu thì việc xây dựng hành lang pháp lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Dự án xây dựng bộ luật mô hình kinh tế đặc biệt (gọi tắt là luật Đặc khu) được xây dựng trên cơ sở không trái với luật pháp, không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia, môi trường, sức khỏe người dân cũng như những giá trị truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh.

Thử nghiệm các thể chế chính sách mới

Bộ trưởng KH-ĐT giải thích, với các nhà đầu tư, ngoài ưu đãi về thuế và đất đai thì họ còn đặc biệt quan tâm đến vai trò, thẩm quyền của người đứng đầu, các thủ tục, cam kết của chính phủ về sự ổn định lâu dài của chính sách, sự đồng bộ, thuận lợi của kết cấu hạ tầng, đặc biệt là môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch, trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương … Căn cứ vào những yếu tố kể trên, nhà đầu tư mới có thể đưa ra những quyết định trực tiếp.

Dự án luật đặc khu đã được trình Quốc hội lần đầu vào tháng 10/2017 và tiếp tục trình tại kỳ họp thứ 5 này. Cho đến nay, dự thảo luật đã bám sát ý kiến của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt đã tiếp thu các ý kiến của các bên liên quan, đặc biệt là các nhà tư vấn.

Bộ KH-ĐT được giao nhiệm vụ đã chủ trì tiến hành nghiên cứu mô hình kinh tế đặc khu tại 13 quốc gia thành công trên thế giới, đồng thời tổ chức nhiều đoàn công tác nghiên cứu, khảo sát về phát triển kinh tế tại các quốc gia đặc thù như Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Singapore, Thổ Nhĩ Kì… để tiếp thu kinh nghiệm trong quá trình xây dựng Dự thảo luật.

Gần đây nhất,Việt Nam cũng có đoàn đại diện tham dự hội nghị và triển lãm quốc tế về đặc khu tại Dubai. Diễn đàn này cũng là cơ hội để Việt Nam thể hiện sự quyết tâm phát triển các đặc khu, đồng thời kêu gọi hợp tác cùng phát triển giữa các cơ quan quốc tế, thông tin đến cộng động doanh nghiệp về các chính sách cởi mở, thông thoáng, cạnh tranh vượt trội tại các đặc khu của người Việt.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động thay đổi rất nhiều từ thể chế đến quản trị nhà nước, công nghệ, phương thức sản xuất, thương mại, tiêu dùng…, đang khiến cho cấu trúc nền kinh tế thế giới thay đổi từng ngày. Trong đó việc kết nối, hợp tác cùng phát triển đang là một xu thế tất yếu.

Dự kiến khi được thông qua, luật Đặc khu với cơ chế, chính sách, về phát triển kinh tế xã hội, về tổ chức chính quyền của địa phương và các cơ quan tư pháp sẽ là những hành lang pháp lý quan trọng để phát triển đặc khu, tạo ra sự tác động lan tỏa tích cực tới phát triển nền kinh tế, xã hội tại Việt Nam và cũng nơi chúng ta thử nghiệm các thể chế chính sách mới để có thể áp dụng và nhân rộng trong cả nước.

Theo Dân Trí

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...