Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng: “Chính phủ không đi bán bia, không đi bán sữa…”

Với tinh thần tạo điều kiện cho tư nhân tham gia vào những lĩnh vực, ngành nghề mà Chính phủ không cần nắm giữ, việc bán bớt vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sẽ để dành tiền cho việc đầu tư các lĩnh
Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng: “Chính phủ không đi bán bia, không đi bán sữa…”
Với tinh thần tạo điều kiện cho tư nhân tham gia vào những lĩnh vực, ngành nghề mà Chính phủ không cần nắm giữ, việc bán bớt vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sẽ để dành tiền cho việc đầu tư các lĩnh vực then chốt.

Thông tin trên được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đưa ra tại Họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 31/8.

Người phát ngôn của Chính phủ cho biết trong hai ngày làm việc vừa qua, Chính phủ tập trung thảo luận vấn đề xây dựng thể chế và đánh giá tình hình kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm.Nói đi đôi với làm, tạo chuyển biến trong toàn hệ thốngĐối với công tác xây dựng thể chế, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tập trung thảo luận các dự thảo luật, với tinh thần xây dựng Chính phủ kiến tạo và không có khoảng trống tham nhũng. Điều này thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ pháp luật.Theo đó, sẽ xây dựng 1 luật sửa 12 luật liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh; dự án hỗ trợ DNNVV; dự thảo quy chế làm việc khóa mới; báo cáo kết quả kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là kết quả kiểm tra tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chínhBộ trưởng cho hay, Thủ tướng yêu cầu Chính phủ khóa mới đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, bảo đảm tính khả thi và hợp lý, xây dựng Chính phủ kiến tạo và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, đánh giá kỹ tác động chính sách, dễ tiếp thu, dễ hiểu và dễ áp dụng nhưng cũng đảm bảo tính nghiêm minh, tính răn đe.Thủ tướng cũng nhấn mạnh tinh thần nói đi đôi với làm, khắc phục tình trạng là khoảng cách xa nhất của ta là từ lời nói đến hành động. Tổ công tác sẽ có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc nhiệm vụ của các thành viên Chính phủ, công việc giao cho các địa phương. Từ đó tập trung thảo luận, xem bộ máy có thực sự chuyển động, hướng về người dân và doanh nghiệp hay không.“Tinh thần là muốn chuyển động, truyền tải tư tưởng này tới hệ thống chính quyền các cấp, từ Trung ương, bộ ngành và địa phương, xuống tỉnh, huyện và xã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ. Công khai nơi làm tốt, phê bình nơi làm chưa tốt để chấn chỉnh việc không hoàn thành nhiệm vụ” – người phát ngôn Chính phủ nói.Về dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều về Luật đầu tư kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao đổi kỹ lưỡng với các bộ và hiệp hội, lấy ý kiến từ đó đi tới thống nhất với tinh thần khắc phục tư tưởng trì trệ, quyền anh, quyền tôi để đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.Về Luật hỗ trợ DNNVV là vấn đề mới, vấn đề khó nhưng quyết tâm của Chính phủ là sẽ có 1 triệu DN nên cần phải thúc đẩy phát triển DNNVV. Trên tinh thần là hỗ trợ đúng luật và tuân thủ theo kinh tế thị trường, tránh hiểu lầm rằng ta đưa ra luật để hỗ trợ trực tiếp cho DN, tạo nền tảng cho DN đầu tư kinh doanh.Lãnh đạo địa phương phải có khát vọng đạt mục tiêu tăng trưởngBộ trưởng cho biết, đối với việc thảo luận tình hình kinh tế xã hội, Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế tiếp tục trên đà phục hồi và phát triển, lạm phát kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được đảm bảo.“Điều đáng mừng là niềm tin của nhân dân, doanh nghiệp đã được khôi phục, tạo điều kiện cho thúc đẩy phát triển kinh tế. Chủ trương của Chính phủ là không điều chỉnh mục tiêu, không điều chỉnh các chỉ tiêu và quyết tâm thực hiện mục tiêu đặt ra” – Bộ trưởng nói.Theo đó, tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo chuyển biến cơ bản tăng trưởng kinh tế những tháng còn lại. Thủ tướng nhấn mạnh: cả hệ thống phải có khát vọng chuyển biến tình hình, đáp ứng nguyện vọng của người dân.“Đi họp ở nhiều địa phương, Thủ tướng luôn nhấn mạnh nhân dân và Đảng bộ của từng địa phương phải có khát vọng để tăng trưởng, phát triển. Có khát vọng thì mới đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi đạt được mục tiêu tăng trưởng. Đó là tư tưởng quan trọng trong lãnh đạo của các địa phương” – Bộ trưởng Mai Tiến DŨng nói.Đối với việc sử dụng tài sản công, Bộ trưởng cho biết Thủ tướng yêu cầu thời gian tới phải có giải pháp mạnh mẽ, mang tính cách mạng để sử dụng tài sản công hiệu quả nhất, bởi đây là mồ hôi, công sức của dân.Siết chặt sử dụng tài sản công, thoái vốn DNNN hiệu quảTheo đó, chủ đề phiên họp tháng 8 là tiết kiệm, sử dụng tài sản công trong mua sắm, trụ sở, xe công. Tới đây, sẽ có chỉ thị, văn bản quy định siết chặt các đối tượng được sử dụng xe công, đưa đón và không dùng xe công vào việc riêng, đặc biệt trong đi lễ hội, đình chùa với tinh thần rất công khai.Một nội dung quan trọng là Thường trực Chính phủ cũng đã nghe việc thoái vốn DNNN. Bộ trưởng cho biết, Thủ tướng nói Chính phủ sẽ không đi bán bia, không đi bán sữa. Hay nói cách khác, những việc đó Chính phủ không cần nắm giữ, DN tư nhân làm tốt hơn thì để cho tư nhân làm và dành tiền đó cho đầu tư lĩnh vực then chốt, thúc đẩy phát triển kinh tế.“Với tinh thần niêm yết trên sàn chứng khoán, đấu thầu tư vấn và phải đấu giá công khai dựa trên giá giao dịch thị trường, dựa trên tư vấn để đưa giá khởi điểm công khai dưới sự giám sát của người dân. Chỉ cần làm sao giữ được thương hiệu và thu được hiệu quả cao nhất của nhà nước, để sử dụng đồng tiền đó hiệu quả, minh bạch và người dân sử dung đồng tiền ấy hiệu quả” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm