Bộ Tư Pháp đang rà soát hành lang pháp lý quản lý tiền ảo

Bộ Tư pháp vừa tổ chức họp báo công tác tư pháp quý IV/2017 nhằm thông tin và trao đổi với các cơ quan báo chí về kết quả hoạt động của Bộ trong quý và các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp nă
Bộ Tư Pháp đang rà soát hành lang pháp lý quản lý tiền ảo

Ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp) cho biết, thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tư pháp đang trong quá trình rà soát, đánh giá về hoạt động của đồng tiền ảo (trong đó có Bitcoin) hiện nay ở Việt Nam và Quốc tế để có báo cáo Chính phủ trong tháng 8/2018, qua đó hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tiền ảo, tiền điện tử.

Theo ông Hải, vấn đề tiền ảo Bitcoin hiện nay đang được nghiên cứu theo hai hướng: tài sản sở hữu và giao dịch tiền tệ. Qua quá trình rà soát vừa qua, ông Hải cho biết, tiền ảo Bitcoin và các loại tiền ảo khác hiện nay có tác động đến các hoạt động rửa tiền, buôn bán ma túy, hoạt động của tội phạm. Ngoài ra, tiền ảo còn liên quan đến an ninh tiền tệ và các giao dịch thanh toán khác.

Cũng theo ông Hải, Bộ Tư pháp sẽ xây dựng hồ sơ quản lý về tiền ảo, tiền điện tử, theo đúng tinh thần luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hiện chưa có kết quả cụ thể. Tháng 12/2018, Bộ Tư pháp sẽ có hồ sơ xây dựng văn bản. Dự kiến năm 2020 sẽ có văn bản và đề xuất sửa đổi pháp luật liên quan đến vấn đề này để đảm bảo thống nhất trong hệ thống.

"Chúng tôi thống nhất ý kiến của Ngân hàng Nhà nước thời gian vừa qua, giao dịch Bitcoin là ẩn danh nên đã được nhiều tội phạm buôn lậu ma tuý, trốn thuế trái phép khác thực hiện. Tiền ảo là kỹ thuật số nên nguy cơ bị đánh cắp ngừng giao dịch, rủi ro cao. Giá trị tiền ảo biến động liên tục nên rủi ro trong đầu tư lớn. Chưa được cơ quan quản lý nhà nước quản lý nên đảm bảo khi xảy ra tranh chấp rất khó khăn. Do đó, người dân khi giao dịch, đầu tư đồng tiền ảo này cần hết sức cân nhắc”- ông Hải nhấn mạnh.

Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển đã thông tin cho báo chí kết quả công tác của Quý IV cũng như cả năm 2017, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. Trong các kết quả công tác của Bộ, ngành năm 2017, ông nhấn mạnh một số nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên như: Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, 2019, trong đó trọng tâm là các dự án Luật cần sửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng; Thực hiện tốt công tác thẩm định đề nghị xây dựng văn bản, dúa án, dự thảo VBQPPL và coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...