Bộ Xây dựng phê duyệt phương án thoái vốn Viglacera

Ngày 1/3/2019, Bộ Xây dựng đã ra ý kiến phê duyệt phương án thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty Viglacera (Mã CK: VGC).
Bộ Xây dựng phê duyệt phương án thoái vốn Viglacera

Cụ thể, Bộ Xây dựng sẽ thoái vốn giai đoạn 1 với số lượng 80,58 triệu cổ phần, tương ứng 17,97% vốn điều lệ Viglacera theo phương thức đấu giá công khai trên Sàn giao dịch chứng khoán.

Giá khởi điểm đấu giá không thấp hơn 23.000 đồng/cp và giá tham chiếu của cổ phiếu VGC bình quân 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin. Tính theo mức giá khởi điểm, giá trị chào bán cổ phiếu của Bộ Xây dựng lên tới hơn 1.853 tỷ đồng.

Từ đầu năm tới nay, diễn biến cổ phiếu VGC khá tích cực khi tăng một mạch từ vùng 18.000 đồng/cp lên gần hơn 22.100 đồng/cp (phiên 4/3). Mức giá hiện tại của VGC vẫn thấp hơn so với giá khởi điểm chào bán.

Sau đợt thoái vốn này, Bộ Xây dựng vẫn còn nắm giữ 161,41 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng tỷ lệ 36% và vẫn nắm quyền phủ quyết tại Viglacera.

Viglacera là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (kính, gạch men, thiết bị vệ sinh…). Ngoài ra, Viglacera còn sở hữu quỹ đất lớn tại các khu công nghiệp lên tới hàng nghìn ha. Trong đó, Samsung hiện đang thuê đất tại khu công nghiệp Yên Phong và Đồng Văn của Viglacera.

Theo báo cáo KQKD năm 2018, Viglacera ghi nhận doanh thu thuần gần 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 667 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước đó. Vào đầu tháng 1 vừa qua, HoSE đã chấp thuận cho Viglacera niêm yết 448 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 4.483 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Trong bối cảnh thị trường truyền thông và giải trí cạnh tranh khốc liệt, Yeah1 ghi dấu ấn bằng kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý đầu năm 2025. Doanh nghiệp này còn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại khi một quỹ lớn đến từ Phần Lan chính thức trở thành cổ đông lớn...

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

Sau một năm 2024 đầy biến động, hệ sinh thái Vingroup bước sang năm 2025 với khí thế bứt phá ngoạn mục, thể hiện rõ qua loạt báo cáo tài chính quý 1 từ các "trụ cột" trong tập đoàn (bất động sản, sản xuất đến bán lẻ0 đồng loạt ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng...