Bộ XD hoàn tất thoái vốn tại Viglacera vào cuối 2019 hoặc đầu 2020

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của Viglacera, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, cơ quan đã giảm tỷ lệ sở hữu Viglacera xuống 38% và sẽ tiếp tục thực hiện công tác thoái vốn, nhiều khả năng sẽ hoàn tất và
Bộ XD hoàn tất thoái vốn tại Viglacera vào cuối 2019 hoặc đầu 2020

Tổng công ty Viglacera - CTCP (mã: VGC) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (ĐHĐCĐ) nhằm thông qua các kế hoạch hoạt động, kinh doanh. Đây là kỳ Đại hội đầu tiên sau khi Nhà nước thoái bớt vốn và Viglacera tiến hành chuyển sàn niêm yết sang HoSE.

Theo đó,năm 2019, Viglacera đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 9.300 tỷ đồng, tăng 5,5% so với thực hiện năm 2018; trong đó, công ty mẹ đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 11,6% so với thực hiện năm 2018; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 950 tỷ đồng, tăng 12,2% so với thực hiện năm 2018; công ty mẹ đạt 650 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2018; tỷ lệ cổ tức tối thiểu đạt 10,5%.

Cập nhật kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm lãnh đạo Viglacera cho biết, công ty mẹước đạt 422 tỷ lợi nhuận trước thuế, tương ứng 65% chỉ tiêu cả năm. Dự kiến trong năm nay, riêng công ty mẹ Viglacera sẽ đạt 700 - 800 tỷ lợi nhuận trước thuế.

Ngoài kế hoạch kinh doanh, một nội dung quan trọng khác được các cổ đông chú ý chính là việc thực hiện Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Bộ Xây dựng sẽ triển khai lộ trình thoái toàn bộ phần vốn Nhà nước tại Viglacera.

Trong năm 2018, Bộ Xây dựng đã đăng ký thoái vốn tại Viglacera với mức giá 23.000 đồng/cp nhưng không thành công. Năm 2019, Bộ Xây dựng tiếp tục đăng ký với mức giá 23.000 đồng/cp nhưng cũng không thoái hết được lượng chào bán.

Theo đó, trong tháng 4 vừa qua, Bộ Xây dựng đã bán ra 69 triệu cổ phiếu với mức giá 23.000 đồng/cp, tương ứng giá trị 1.587 tỷ đồng cho nhóm cổ đông Gelex (mã: GEX). Sau giao dịch này, Bộ Xây dựng hiện còn nắm giữ 173 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 38,6% cổ phần.

Dự kiến, Bộ Xây dựng sẽ hoàn tất thoái vốn tại Viglacera vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa chốt được khoảng thời gian cụ thể cũng như mức giá khởi điểm.

Theo giới phân tích đánh giá , từ nay cho đến khi cuộc thoái vốn nhà nước đợt 2 diễn ra, thị giá cổ phiếu VGC sẽ khó có đột biến. Bởi dễ thấy là nhà đầu tư ít có lý do để đẩy giá cổ phiếu lên cao, dẫn đến mua đắt cổ phần mà Nhà nước thoái vốn.

Hiện tại, nhóm cổ đông Gelex đang nắm giữ khoảng 112 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 25%. Số cổ phần mà nhóm Gelex mua vào chủ yếu đến từ nhóm Dragon Capital và mua một phần trong phiên thoái vốn của Bộ Xây dựng.

Cũng tại ĐHĐCĐ vừa diễn ra , Chủ tịch HĐQT Gelex, ông Nguyễn Văn Tuấn đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT Viglacera. Ngoài ra, bà Đỗ Thị Phương Lan – Phó Chủ tịch Gelex cũng được bầu làm thành viên HĐQT Viglacera.

>> Viglacera giao dịch phiên cuối cùng trên HNX vào ngày 17/5

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...