Bỏ yêu cầu Facebook, Google... đặt máy chủ tại Việt Nam

Dự thảo Luật An ninh mạng mới nhất đã lược bỏ quy định "đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam"...
Bỏ yêu cầu Facebook, Google... đặt máy chủ tại Việt Nam

Tiếp tục phiên họp thứ 20, chiều 10/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề khác nhau của dự án Luật An ninh mạng.

Đây là dự luật gây tranh cãi ngay từ sự cần thiết ban hành khi được thảo luận tại kỳ họp cuối năm 2017 của Quốc hội. 

Một số vị đại biểu cho rằng, các lý do cần xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng của Chính phủ chưa thuyết phục, bởi về cơ bản đã được điều chỉnh tại Luật An ninh quốc gia và Luật An toàn thông tin mạng. Một số ý kiến không tán thành ban hành luật và đề nghị sửa đổi hai luật nói trên hoặc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành hai luật này.

Dự kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, cơ quan thẩm tra dự án luật - Ủy ban Quốc phòng và an ninh - nhấn mạnh, không gian mạng là môi trường đặc thù (phi truyền thống), có những yêu cầu, nội dung riêng về công tác quản lý, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. 

Vậy nên việc sửa đổi, bổ sung Luật An ninh quốc gia không thể quy định chi tiết, cụ thể đối với công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Cơ quan thẩm tra cho rằng, hoạt động bảo vệ an ninh mạng có liên quan đến quyền con người, quyền công dân, nên không thể ban hành văn bản dưới luật để điều chỉnh về an ninh mạng.

Còn đối với Luật an toàn thông tin mạng chủ yếu tập trung điều chỉnh vấn đề bảo vệ an toàn thông tin mạng, tuy có một số quy định liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhưng chưa quy định đầy đủ, cụ thể các hoạt động liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

Vì vậy, Thường trực Ủy ban tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật An minh mạng.

Nội dung nhạy cảm

Báo cáo của cơ quan thẩm tra cũng đề cập nội dung gây tranh cãi cả trong và ngoài nghị trường, về quản lý an ninh mạng đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam (khoản 4 điều 34 dự luật trình Quốc hội).

Ủy ban thẩm tra cho biết, một số ý kiến không nhất trí với quy định yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam và đề nghị nghiên cứu phương pháp quản lý khác cho phù hợp.

Thường trực Ủy ban cho rằng, việc bắt buộc một số doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông, internet phải đặt trụ sở hoặc cơ quan đại diện tại Việt Nam là cần thiết.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã được lược bỏ quy định "đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam" và chỉnh lý khoản 4 điều 34 tại khoản 4 điều 27 dự thảo mới nhất.

Sau khi chỉnh lý, dự thảo yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải: đặt trụ sở hoặc cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam khi có từ 10.000 người Việt Nam sử dụng trở lên hoặc khi có yêu cầu của Chính phủ; lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu người sử dụng Việt Nam và các dữ liệu quan trọng khác được thu thập, tạo ra từ hoạt động khai thác cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia của Việt Nam; thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân; cung cấp dữ liệu người sử dụng Việt Nam và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phạm an ninh mạng

Tuy nhiên, đây là nội dung nhạy cảm, có liên quan đến quốc phòng an ninh, kinh tế - xã hội và ý kiến của một số đại biểu Quốc hội đề nghị không quy định trong luật này. Do đó, Thường trực Ủy ban đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo.

Bản chất không phải là máy chủ 

Theo ông Việt, hai vấn đề còn tranh cãi nhất của luật này chính là khoản 4 điều 27 và việc tiền kiểm hay hậu kiểm đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Hiện nay, đã có 14 nước, trong đó có cả Mỹ đặt máy chủ ở Việt Nam và 40% doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông, internet đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng không khai báo vì liên quan đến vấn đề thuế.

Đại diện cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lý giải: hiện dư luận trong nước cũng như quốc tế quan tâm nhiều đến việc tại sao phải đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng bản chất của việc này không phải là máy chủ, mà dữ liệu người dùng và dữ liệu quan trọng khác tạo ra trong quá trình sử dụng ở Việt Nam thì phải để ở Việt Nam.

Đây là tài sản của Việt Nam, tài nguyên của Việt Nam, do chúng ta tạo ra, liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia thì chúng ta phải được quản lý, ông Lâm nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng thì việc đặt máy chủ do chưa trở thành tiền lệ trên thế giới nên còn tranh cãi giữa một số nước, nhưng nếu Việt Nam quyết tâm thì vẫn có thể có cách quy định cho phù hợp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và nhiều ý kiến khác bày tỏ lo ngại về khả năng vi phạm điều ước quốc tế, khi tháng 8 vừa qua, đại sứ Mỹ, Canada, Úc và trưởng phái đoàn EU, các đại sứ của cộng đồng EU đã có thư gửi Chủ tịch Quốc hội bày tỏ "ủng hộ nhiều nội dung của dự luật để bảo đảm một nền an ninh quốc gia không bị đe dọa", tuy nhiên, "có một số nội dung e rằng vi phạm cam kết quốc tế", đặc biệt là điều khoản yêu cầu đặt máy chủ ở Việt Nam.

Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu và quy định các điều khoản mang tính khả thi cao, đặc biệt liên quan đến điều ước quốc tế, tránh những phản ứng không đáng có xảy ra. Khoản 4 điều 27 cần được tiếp tục chỉnh lý, xin ý kiến rộng rãi thêm, Phó chủ tịch lưu ý.

Theo Vneconomy

Có thể bạn quan tâm

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon vừa công bố thêm khoản đầu tư 4 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng số vốn rót vào startup AI này lên đến 8 tỷ USD. Mối quan hệ hợp tác đánh dấu bước tiến mới trong "cuộc đua AI" với mục tiêu dẫn đầu thị trường công nghệ đầy tiềm năng này...

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Clickbuy dành nhiều ưu đãi cho khách hàng Gen Z khi mua iPhone 16

Trải nghiệm mua sắm iPhone 16 tại Clickbuy

Clickbuy không chỉ đặt mục tiêu cung cấp iPhone 16 với giá tốt mà còn mang đến cho khách hàng những dịch vụ ưu đãi, chính sách bảo hành và khả tiếp cận tài chính linh hoạt nhất…

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…