Boeing công bố báo cáo đầu tiên, hướng đến thị trường hàng không vũ trụ bền vững

Nhà chế tạo máy bay Boeing vừa công bố báo cáo bền vững đầu tiên, trong đó, Boeing chia sẻ tầm nhìn của công ty về tương lai của thị trường hàng không vũ trụ bền vững, đặt ra những mục tiêu phát triển bền vững.

Báo cáo cũng đồng thời nhấn mạnh tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG) tương ứng với các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu.

Ông Chris Raymond - Giám đốc Bền vững của Boeing, chia sẻ: “Hồi tháng 10/2020, giữa tâm điểm đại dịch toàn cầu, Boeing đã thành lập tổ chức bền vững nhằm thúc đẩy các nỗ lực ESG của công ty. Tiếp nối hành trình đó, chúng tôi rất vui mừng giới thiệu báo cáo toàn diện đầu tiên, tập trung vào khả năng đáp ứng của các bên liên quan và minh bạch dữ liệu. Boeing biết rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm và chúng tôi cam kết sẽ thông tin đầy đủ quá trình đồng thời đảm bảo rằng tương lai ngành hàng không vũ trụ sẽ luôn an toàn và bền vững cho các thế hệ tương lai.”

Các nỗ lực phát triển bền vững của Boeing dựa trên bốn nền tảng chính: con người, sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp và cộng đồng. Trong năm 2020, Boeing đã đạt một số thành tựu nổi bật như:

Thiết lập sáu mục tiêu bền vững mới tương ứng với các ưu tiên bền vững then chốt của công ty và lợi ích của các bên liên quan.

Xác định tầm nhìn của công ty về tương lai của ngành hàng không vũ trụ bền vững thông qua đổi mới đội bay, hiệu quả hoạt động của mạng lưới, năng lượng tái tạo và công nghệ tiên tiến.

Cam kết cung cấp máy bay thương mại có khả năng bay bằng 100% nhiên liệu bền vững vào năm 2030.

Hợp tác với Etihad Airways trong chương trình ecoDemonstrator 2020 nhằm thử nghiệm các công nghệ bền vững trên một trong những chiếc Dreamliners 787-10 mới.

Triển khai các công cụ kỹ thuật số trong chương trình T-7A Red Hawk, giúp tăng 75% chất lượng kỹ thuật ngay lần đầu tiên và giảm 80% thời gian lắp ráp.

Tiến hành các chuyến bay thử nghiệm cho Cora, một loại taxi bay tự lái chạy hoàn toàn bằng điện được phát triển bởi Wisk, một công ty liên doanh giữa Boeing và Kitty Hawk.

Ứng phó với dịch COVID-19 bằng cách triển khai các nhiệm vụ không vận giúp vận chuyển vật tư, cung cấp các điểm tiêm chủng cho cộng đồng và giảm thiểu rủi ro sức khỏe khi di chuyển bằng đường hàng không thông qua sáng kiến tự tin du lịch.

Thành lập đội ngũ về bình đẳng chủng tộc gồm 20 thành viên để nói lên các quan điểm và ý kiến của mọi nhân viên Boeing.

Đặt ra các mục tiêu hoạt động môi trường năm 2030 nhằm giảm lượng chất thải, sự phát thải, sử dụng nước và tiêu thụ năng lượng.

Đạt mức phát thải khí carbon ròng bằng 0 tại các điểm làm việc, đồng thời giảm 12% lượng năng lượng tiêu thụ, giảm 23% lượng nước sử dụng, giảm 44% lượng chất thải rắn và 34% lượng chất thải nguy hại.

Đạt Giải thưởng Đối tác của năm ENERGY STAR về xuất sắc bền vững từ năm 2010 đến nay.

Đóng góp 234 triệu đô la Mỹ cho cộng đồng, làm việc với 13.400 đối tác cộng đồng và làm tình nguyện 250.000 giờ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...