Buồn như cổ đông Sacombank

“Chặng đường tái cấu trúc của Sacombank đã đi gần hết và mong muốn lớn nhất của chúng tôi lúc này là được 1 ít máu để lưu thông huyết mạch”, một cổ đông của ngân hàng đã chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2021.
Buồn như cổ đông Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã: STB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021.

Tại Đại hội, ngân hàng đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế 4.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2020; mục tiêu tổng tài sản 533.300 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2020; tổng nguồn vốn huy động 485.500 tỷ đồng, tăng 9%; kiểm soát nợ xấu dưới 2%.

Chờ đợi mỏi mòn

Bỏ qua câu chuyện kinh doanh, xử lý nợ xấu, định hướng tương lai bởi nhiều năm qua, dưới sự dìu dắt của ông Dương Công minh - Chủ tịch HĐQT thì ngân hàng đã có sự đi lên rõ rệt. Điều này thể hiện qua các con số tại BCTC, những thông tin được ngân hàng công bố mà báo chí truyền thông vẫn thường xuyên đăng tải.

Và trong tương lai chắc chắn những chỉ tiêu này sẽ còn được cải thiện bởi theo như ông Minh ví von “LienVietPostBank là con đẻ nhưng tôi đã cho đi lấy chồng rồi, Sacombank là con dâu mới về nên dĩ nhiên tôi quý hơn”.

Tại ĐHĐCĐ năm nay, trong phần hỏi đáp, một nội dung mà các cổ đông quan tâm lớn nhất vẫn là câu chuyện “khi nào ngân hàng trả cổ tức”?

Mở đầu vấn đề này cổ đông Thanh Trúc chia sẻ “Nói đi nói lại, mơ ước của chúng tôi vẫn là được chia cổ tức nhưng vì tái cấu trúc nên đã chờ đợi 4 năm. Nếu được mong ngân hàng có thể sớm chia cổ tức bởi chặng đường 5 năm đã sắp hết. Khi ông Dương Công Minh về thì cổ đông không ai ra đi nên vui lòng cho chúng tôi một ít máu để lưu thông huyết mạch”.

Trả lời cổ đông về vấn đề này, ông Dương Công Minh cho biết, ngân hàng rất muốn chia cổ tức vì giá cổ phiếu đang tốt nhưng vẫn phải chờ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và tái cơ cấu thành công.

Cũng theo ông Dương Công Minh, hy vọng khi kết thúc đề án 5 năm tái cấu trúc là năm 2022, Sacombank trở về trạng thái bình thường sẽ được quyền xin NHNN chia cổ tức. Do đó, kỳ vọng sớm nhất là đến năm 2022 hoặc đầu năm 2023 có khiến các cổ đông an lòng.

“Chúng tôi đang cố hắng hết sức, làm sao đẩy quá trình tái cơ cấu thành công, đến hôm nay khẳng định Sacombank đã lấy lại vị thế của mình, hoạt động ổn định và đang phát triển mạnh mẽ”, ông Dương Công Minh nhấn mạnh.

Thực tế, câu chuyện cổ tức của Sacombank vẫn luôn là vấn đề nan giải khi hầu như tại ĐHĐCĐ thường niên nào cũng được cổ đông xoáy sâu tại phần chất vấn ban lãnh đạo.

Còn nhớ, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, một cổ đông lớn tuổi của ngân hàng còn yêu cầu rút bớt các khoản thưởng cho nhân viên, quỹ phúc lợi, thù lao HĐQT để dành phần cho cổ đông, dù chỉ 1% cũng vui vẻ.

“Người bỏ công, người bỏ của, không lý gì người có công có thưởng nhưng người có của là cổ đông lại không có gì”, vị cổ đông này bức xúc.

Thậm chí, trong suốt thời gian diễn ra phần hỏi đáp tại đại hội, các cổ đông đều thắc mắc về việc có được chia cổ tức trong năm nay hay không. Dù Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh tìm những ý kiến khác nhưng cổ đông cuối cùng của phát biểu tại thảo luận lại tiếp tục nhắc về chia cổ tức với thái độ rất gay gắt.

Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, ngân hàng kỳ vọng đến năm 2022-2023 có thể được chia cổ tức
Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, ngân hàng kỳ vọng đến năm 2022-2023 có thể được chia cổ tức

Ngậm ngùi “nhìn” hàng xóm

Trong khi các cổ đông của Sacombank tiếp tục phải “nhịn” cổ tức thêm một năm, dự kiến là ít nhân là 2 năm nữa mới có thể nhận được phần qua cho mình thì ở một diễn biến khác, cổ đông SHB lại khá vui mừng khi giá cổ phiếu tăng mạnh, ngân hàng “bạo tay” chi cổ tức.

Theo đó, tại ĐHĐCĐ thường niên vừa được tổ chức mới đây, ban lãnh đạo SHB cho biết, ngân hàng sẽ tiếp tục phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 10,5%. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 3/2021 hoặc cho đến khi SHB hoàn thành các thủ tục theo quy định pháp luật.

Ngoài phương án tăng vốn từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, ngân hàng cũng có kế hoạch chào bán hơn 539 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán đề xuất là 12.500 đồng/cp- thấp hơn hơn một nửa so với giá thị trường.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên, Chủ tịch VietinBank ông Lê Đức Thọ cho biết, kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế và trích quỹ theo quy định của năm 2017-2019 đang được NHNN trình lên Chính phủ để được phê chuẩn. Trước đó, cuối năm 2020, ngân hàng đã thông qua phương án phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 28,8%. 

Đối với lợi nhuận năm 2020, VietinBank dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 5% và bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,6-17,7%.

Ngân hàng có kế hoạch chia cổ tức "khủng" tiếp theo là VIB. Nhà băng này cho biết đến cuối năm 2020 có hơn 4.800 tỷ đồng lợi nhuận còn lại sau trích lập các quỹ, do đó VIB dự kiến sẽ chia cổ phiếu thưởng từ nguồn lợi nhuận này, tỷ lệ tối đa là 40%, nhờ đó vốn điều lệ tăng từ 11.093 tỷ đồng hiện tại lên hơn 15.530 tỷ đồng. Việc chia cổ phiếu thưởng VIB dự kiến hoàn thành trước 30/9/2021.

Hay như MB cũng dự kiến sẽ trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35% tại ĐHĐCĐ thường niên sẽ diễn ra ngày 27/4 tới đây. Tương tự, MSB, ACB, HDBank…cũng đã công bố những kế hoạch cổ tức có thể khiến cổ đông hài lòng.

Thực tế, cổ tức chưa bao giờ hết nóng và là vấn đề được các cổ đông quan tâm nhiều nhất trong các mùa ĐHĐCĐ ngân hàng. Không chỉ Sacombank, không ít nhà băng nói không với cổ tức như SCB, DongA Bank, Saigonbank, VietA Bank, Eximbank…

Theo một cổ đông của một trong các ngân hàng này chia sẻ “Nhìn các ngân hàng khác chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền ở mức 10 - 15% đã thấy chạnh lòng, huống hồ còn chia 25 - 30% cổ tức bằng cổ phiếu trong bối cảnh giá cổ phiếu “vua” đang tăng. Ngân hàng nơi tôi rót vốn cách đây 10 năm hiện chưa kết thúc quá trình tái cấu trúc nên cổ đông đến nay không nhận được đồng cổ tức nào, còn giá cổ phiếu vẫn ở mức thấp”.

Mặc dù vẫn nhận được những lời hứa, cùng dự định tươi sáng từ các ban lão đạo nhưng từ lời hứa đến thực tế còn là cả một câu chuyện dài.

Xem thêm

Sacombank và Bamboo Airways hợp tác toàn diện

Sacombank và Bamboo Airways hợp tác toàn diện

Ngày 9/4, Ngân hàng Sacombank và Hãng hàng không Bamboo Airways cùng hệ sinh thái Bamboo Airways đã ký kết hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến mới trong mối quan hệ giữa hai bên.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...