Cà phê Việt Nam 'không tự quyết được giá'

Ngày 10/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Đắk Nông, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thảo phát triển bền vững ngành cà p
Cà phê Việt Nam 'không tự quyết được giá'

Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo, sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu đáng kể nhưng kim ngạch đạt thấp và “không tự quyết được giá”.

Theo Vicofa, Việt Nam có gần 650.000ha cà phê, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên với khoảng 577.000 ha. Năng suất cà phê nước ta đạt trung bình 2 tấn nhân/ha, thuộc nhóm nước có năng suất cà phê cao trên thế giới. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn, giá xuất khẩu bình quân trên 2.257 USD/tấn, tăng 20,5% so với năm 2016, thu về trên 3,2 tỷ USD.

Còn theo Cục trưởng Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cà phê Việt Nam chế biến sâu chưa nhiều, sản lượng cà phê nhân khoảng 1,5 triệu tấn/năm còn sản lượng cà phê hòa tan chỉ khoảng 200.000 tấn/năm. Theo định hướng đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ đạt 4,5 tỷ USD, trong đó cơ cấu sản phẩm cà phê rang xay, cà phê hòa tan sẽ tăng từ 10% (hiện nay) lên 25%.

Để làm được việc này, Việt Nam phải áp dụng khoa học, kỹ thuật trong chế biến cà phê, theo hướng xây dựng thêm nhiều dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan có công suất từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên. Phải tiếp cận thị trường nội địa, trong đó chú trọng xu hướng thay đổi thói quen tiếp cận cà phê thành một thức uống công nghiệp.

Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Hoài Nam, Phó Chủ tịch Vicofa, cho rằng, sản lượng cà phê Việt Nam ổn định, thị trường xuất khẩu tốt nhưng vẫn “tiềm ẩn nhiều rủi ro”. Người trồng cà phê nước ta không quyết định được giá bán, mà phụ thuộc vào giá sàn Luân Đôn (Anh), luôn phải chịu sự chi phối của các nhà đầu tư tài chính, khiến giá cả lên xuống thất thường.

Ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông nhận định: Bên cạnh những thành công, sản xuất cà phê nước ta hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế. Sản xuất nhỏ lẻ, tiêu thụ sản phẩm thô, tỷ lệ chế biến sâu còn khiêm tốn...

Ông Jose sette, Chủ tịch Hiệp hội cà phê thế giới, cho rằng, ngành cà phê Việt Nam phát triển nhanh, trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thị trường quốc tế. Nông dân sản xuất theo quy trình và làm giàu từ cà phê ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, việc phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam cũng đối mặt nhiều thách thức, thiếu bền vững trong chuỗi giá trị. Việt Nam cần có thêm nhiều sự sáng tạo hơn trong việc đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm ra thị trường thế giới.

Theo Công Hoan/Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...