Các doanh nhân nữ cần tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động xã hội

Chú trọng đạo đức kinh doanh là hành vi đầu tư vào tương lai, do đó mong muốn các doanh nhân nữ cần quan tâm, tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động xã hội, thiện nguyện...
Các doanh nhân nữ cần tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động xã hội

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Diễn đàn

Đó là mong muốn của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trong bài phát biểu tại Diễn đàn Doanh nhân nữ trong Thế kỷ 21: Sáng tạo và Nhân văn được tổ chức ngày 26/5, tại Hà Nội. Diễn đàn diễn ra nhân dịp kỷ niệm 17 năm hình thành và phát triển (2001 - 2018) của Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nhân nữ Việt Nam trong nhiều năm qua; đồng thời khẳng định Đảng, Nhà nước luôn trân trọng, đánh giá cao đóng góp của cộng đồng doanh nhân, trong đó có doanh nhân nữ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Việc tổ chức Diễn đàn lần này là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, nội dung gắn liền với các chủ đề mà Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu đã đề cập tới.

Toàn cảnh diễn đàn

Phó Chủ tịch nước đề nghị doanh nhân nữ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng tiếp cận, có sự nắm bắt, tiếp cận, ứng dụng và đầu tư đổi mới công nghệ trong các khâu sản xuất kinh doanh, quản trị; trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…, nhằm tăng hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững, bao trùm trên cả 3 yếu tố: công nghệ, môi trường và tiến bộ công bằng xã hội.

Phó Chủ tịch nước cũng mong muốn các doanh nhân nữ cần quan tâm, tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động xã hội, thiện nguyện; tạo mối quan hệ giúp nhau cùng tiến bộ, cạnh tranh cùng phát triển; tổ chức nhiều hoạt động kết nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nhân nữ trong nước và quốc tế giúp doanh nhân nữ Việt Nam tự tin hòa nhập, hội nhập tốt hơn.

 

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc

Đồng quan điểm, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI khẳng định, doanh nhân nữ luôn là động lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Người đứng đầu cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân tin tưởng với tấm lòng nhân hậu, bao dung, các doanh nhân nữ sẽ tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế bằng sự sáng tạo và kinh doanh nhân văn.

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà

Cũng tại Diễn đàn, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPNVN Nguyễn Thị Thu Hà đánh giá cao vai trò của Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam. Chủ tịch Hội LHPNVN nhấn mạnh: “Tôi xin bày tỏ niềm tự hào, lòng khâm phục và kỳ vọng vào đội ngũ doanh nhân nữ của nước nhà. Tôi tin tưởng rằng với những đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nữ phát triển. Hội LHPN Việt Nam sẽ cùng đồng hành, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và phát triển kinh doanh bền vững”.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam cũng chia sẻ: “Doanh nhân nữ có thể khó cạnh tranh bằng qui mô, nhưng sẽ cạnh tranh thành công bằng việc kinh doanh nhân văn, thực hiện trách nhiệm xã hội, hướng tới phát triển bền vững”.

Tại diễn đàn, các diễn giả và đại biểu đã cùng nhau thảo luận về việc sáng tạo đổi mới các mô hình, phương thức sản xuất gắn với tiêu chí xanh, sạch và thân thiện với môi trường. Thực tế cho thấy, việc đầu tư cho công nghệ và quy trình sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ… đều không dễ thực hiện vì yêu cầu cao về chi phí đầu tư hệ thống máy móc, công nghệ và nhân sự, trình độ vận hành… Tuy nhiên, đây là một đòi hỏi tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, doanh nhân nữ cũng như của cả nền kinh tế.

Các diễn giả tại Diễn đàn

Hiện nay, nhiều doanh nhân nữ đã đi đầu trong công tác đổi mới, sáng tạo, mạnh dạn đầu tư và tham gia sản xuất công nghệ cao, sản xuất xanh hướng đến sự phát triển bền vững và hội nhập nền kinh tế toàn cầu như tập đoàn TH, IPPG, Công ty TNHH Hiền Lê…. Tại diễn đàn, các doanh nhân nữ đã thảo luận sôi nổi và đề xuất những giải pháp hỗ trợ thiết thực của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa để giúp họ tham gia nền kinh tế xanh.

Chủ đề 'Nhân hiệu và Thành công' trong Diễn đàn cũng được các đại biểu quan tâm thảo luận và chia sẻ.  Xây dựng thương hiệu của cá nhân là một quá trình lâu dài, liên tục cả về đổi mới tư duy, tạo dựng phong cách, văn hóa kinh doanh, xây dựng hình ảnh… nhằm mang lại những giá trị khác biệt cho bản thân. Những quan điểm được chia sẻ trong diễn đàn hôm nay nhằm gợi mở cho các nữ doanh nhân hướng tới một thương hiệu nữ doanh nhân Việt trong kinh doanh quốc tế.

Các doanh nhân nữ ASEAN tiêu biểu năm 2018

Nhân dịp này, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) đã tổ chức Lễ công bố 10 doanh nhân nữ ASEAN tiêu biểu năm 2018 và tặng quà cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam trong không khí trang trọng và ấm cúng.

Bên cạnh Diễn đàn, khu Trưng bày giới thiệu sản phẩm của các doanh nhân nữ cũng là dịp tạo cơ hội cho các doanh nhân nữ toàn quốc giao lưu, kết nối kinh doanh, quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại.

Danh sách các doanh nhân nữ ASEAN tiêu biểu năm 2018

  1. Bà Đặng Thị Trúc Lan Chi - Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Tiến
  2. Bà Nguyễn Thị Minh Đức - Giám đốc Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Minh Đức
  3. Bà Hồ Thị Hoa - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Hương
  4. Bà Nguyễn Thị Hoa Lệ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cồ phần Du lịch Hòa Bình Việt Nam
  5. Bà Trần Thị Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Lương thực Hà Nam Ninh
  6. Bà Nguyễn Ánh Ngà - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Phú Tài Đức
  7. Bà Võ Thị Phỉ - Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương
  8. Bà Trương Tú Phương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Đại An
  9. Bà Đinh Thị Mỹ Phượng - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quảng Thái
  10. Bà Cao Thị Kim Lan - Giám đốc Công ty CP Thủy Sản Bình Định

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…