Các nước trợ giúp Ấn Độ đối phó với "khủng hoảng" Covid-19

Ấn Độ đã tiếp nhận 4 bồn chứa oxy hóa lỏng của Singapore để tăng cường năng lực vận chuyển oxy cho ngành y tế đối phó với dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành.
Các nước trợ giúp Ấn Độ đối phó với "khủng hoảng" Covid-19

Bốn bồn chứa chuyên dụng để vận chuyển oxy hóa lỏng được chiếc máy bay vận tải C-17 của Không quân Ấn Độ đưa từ Singapore về sân bay Panagarh, bang Tây Bengal trong ngày 24/4. Đây là một trong những sự hỗ trợ cụ thể đầu tiên của cộng đồng quốc tế với Ấn Độ trong bối cảnh suốt 2 tuần qua, nước này đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt oxy y tế phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19.

Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực phối hợp với các nước nhằm huy động nhanh nhất các nguồn dự trữ oxy ở nước ngoài cho công tác chống dịch trong nước. Ấn Độ được cho là đã đề nghị các nước dỡ bỏ các hạn chế làm chậm việc bàn giao các thiết bị chứa và sản xuất oxy, đảm bảo không để chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Hiện Ấn Độ không tập trung vào việc nhập oxy của nước ngoài mà quan tâm tới các loại máy sản xuất oxy tinh khiết cả ở quy mô công nghiệp lẫn các loại máy có công suất nhỏ, cũng như các loại bồn chứa.

Ngoài Singapore, Chính phủ Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng đang làm việc với phía Ấn Độ để chuyển giao các bồn chứa oxy. Liên minh châu Âu và Nga cũng sẽ gửi các chuyến hàng cung ứng về dược phẩm và oxy tới Ấn Độ. Tổ chức từ thiện Abdul Sattar Edhi của Pakistan đã gửi thư cho Thủ tướng Ấn Độ đề nghị giúp đỡ Ấn Độ 50 xe cứu thương và nhân viên cấp cứu. Thủ tướng Pakistan Imran Khan cũng đã bày tỏ ‘sự đoàn kết với người dân Ấn Độ trong cuộc chiến chống làn sóng Covid-19 khó khăn này’. 

Trước đó, trong tối 23/4, Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar đã họp trực tuyến với đại sứ Ấn Độ tại Đức, EU và Mỹ và lãnh đạo các công ty dược đa quốc gia để bàn cách giải quyết các khó khăn trong chuỗi cung ứng dược phẩm cho Ấn Độ. Ông Jaishankar cũng đề cập việc các nước cần phải giúp Ấn Độ, trong đó bao gồm cả việc cho phép xuất khẩu các nguyên liệu dược phẩm cho nước này. Thông điệp này được cho là hướng tới chính quyền Mỹ và các nước vốn đang hạn chế xuất các nguyên liệu điều chế vaccine Covid-19 ra nước ngoài để ưu tiên nhu cầu trong nước. 

Mặc dù đưa ra lời kêu gọi giúp đỡ với cộng đồng quốc tế, Ấn Độ cho biết nước này không kêu gọi các khoản viện trợ trực tiếp mà đề nghị các nước tạo thuận lợi để các mặt hàng cung ứng thiết yếu trong đại dịch được giao dịch, vận chuyển nhanh chóng. Ấn Độ cho biết các khoản quyên góp và hàng hóa cứu trợ của nước ngoài sẽ do Hội Chữ thập đỏ Ấn Độ tiếp nhận chứ không phải là Chính phủ nước này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…