Cách ly ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh

Chiều 8/1, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm bắt đầu làm việc từ 13 giờ 30, đại diện VKS tiếp tục công bố cáo trạng.
Cách ly ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh

14 giờ, VKS công bố xong cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung về việc đính chính cáo trạng ngày 25-12-2017.
Theo đó, cáo trạng bổ sung thông tin ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh là đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14, sau đó UBTVQH đã ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ĐBQH với ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh.

Ngay sau khi cáo trạng được đọc xong, ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bị đưa sang phòng cách ly. Tòa hỏi bị cáo Vũ Đức Thuận.

Trước đó, kết thúc buổi xét xử đầu tiên phiên tòa, các bị cáo không về nơi tạm giam mà nghỉ, ăn trưa ngay ở các phòng chờ tại TAND TP Hà Nội để chiều tiếp tục phiên tòa.

Sáng cùng ngày, phiên tòa đã diễn ra phần kiểm tra căn cước các bị cáo và VKSND TP Hà Nội đã đọc bản cáo trạng truy tố trách nhiệm của từng bị cáo sau phần thẩm tra lý lịch. Trong phần thẩm tra lý lịch, ông Đinh Xuân Thăng đã trả lời tòa khá bình tĩnh và rõ ràng.

Tòa hỏi bị cáo Vũ Đức Thuận. Ông Thuận khai hợp đồng EPC (hợp đồng tổng thầu) chưa đầy đủ điều kiện vì chưa có hồ sơ đề xuất, chưa được phê duyệt phương án.
HĐXX hỏi: Vậy vì sao vẫn ký hợp đồng 33? Ông Thuận đáp: Vì chủ tịch đã đồng ý, ngoài ra còn ký để có tiền trả nợ ngân hàng và các mục đích khác.

Thẩm phán Trương Việt Toàn hỏi: Về mặt năng lực chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất, tại thời điểm đó PVC có đủ năng lực, kinh nghiệm (thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2) không? Bị cáo Thuận thừa nhận: “Kinh nghiệm thì chưa đủ”.

Ông Thuận tiếp tục khai: "Sau khi khởi công xong ngày 1-3-2011, chủ tịch Trịnh Xuân Thanh và tôi giao cho phó tổng giám đốc ký công văn đề nghị chủ đầu tư tạm ứng. Thời điểm đó, chủ đầu tư là PVPower. Do PVPower chưa xin được tạm ứng vốn điều lệ nên không có tiền tạm ứng cho PVC. Chủ đầu tư sau đó được chuyển sang cho PVN".

Hợp đồng 4194 được ký lại dựa trên hợp đồng 33 nhưng cũng chưa đủ điều kiện.

Sau khi nhận được tiền tạm ứng, PVC lúc đó rất khó khăn về tài chính. Mỗi lần nhận được tiền chuyển về, PVC dùng để trả nợ gốc và lãi ngân hàng, góp vốn vào một số đơn vị khác.

Ông Thuận khai không nhớ chính xác, nhưng chỉ chuyển khoảng 200 tỉ cho các đơn vị thi công.

Thẩm phán Trương Việt Toàn hỏi: Vì sao sử dụng sai mục đích như vậy? Ông Thuận đáp do áp lực phải trả nợ ngân hàng.

Ông Thuận cũng khai việc đầu tư ra một số đơn vị khác đều được sự chấp thuận của chủ tịch PVC Trịnh Xuân Thanh. Ông Thuận cũng cho biết ông nhận thức rõ hành vi của mình là sai.

Theo Plo

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...