Cách mạng công nghiệp 4.0 trong mắt ai ?

Cuộc cách mạng công nghệ, hay còn được gọi dưới tên thông dụng hơn là “Cách mạng 4.0”, là cụm từ sang trọng được dùng nhiều ở Việt Nam thời gian gần đây. Nhưng thực tế Việt Nam đã “cách mạng” 4.0 tới
Cách mạng công nghiệp 4.0 trong mắt ai ?

Chuyện Google

Hôm 11/12/2018, ông Kent Walker, Phó chủ tịch Google – hãng công nghệ hàng đầu thế giới của Mỹ, có cuộc gặp với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ của Việt Nam.

Tại cuộc gặp này, đáp lại các đề nghị của Việt Nam, Phó chủ tịch Google cho biết hãng “đồng tình với Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh mạng, góp phần xây dựng một xã hội ổn định, chan hoà”. Đại diện Google cũng khẳng định hãng sẽ phối hợp với các cơ quan ở các nước, hướng tới đáp ứng các mục tiêu này.

Đáng chú ý, ông Kent Walker cho biết Google đang tìm hiểu các bước để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Phó chủ tịch Google cho biết việc tìm hiểu là trên cơ sở nguyên tắc của hãng về bảo đảm các quy định ở các nước sở tại không trái với cam kết quốc tế.

Phát biểu đó ý nghĩa lớn hơn, có tính chất đòi hỏi điều kiện, hơn là thông điệp ngoại giao. Nên nhớ, Google là hãng công nghệ hiếm hoi đã lựa chọn rời bỏ, chứ không gò theo những quy định mà Trung Quốc ấn định để đổi lấy việc được khai thác thị trường 1,3 tỷ dân tại nước này.

Trong khi đó thì thị trường Việt Nam, dù có mức tăng trưởng hàng đầu châu lục, thì quy mô cũng chưa vượt quá 100 triệu dân, chưa thể so sánh với Trung Quốc cả về quy mô và cả về khả năng lợi nhuận.

Trước đó, tháng 5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có cuộc gặp ông Eric Schmidt - Chủ tịch điều hành của Alphabet, công ty đang sở hữu Google. Tại cuộc gặp này, Thủ tướng đề nghị Google phối hợp cùng phía Việt Nam xử lý, loại bỏ các thông tin xấu, vi phạm pháp luật Việt Nam trên Youtube.

Mặc dù là Tập đoàn số 1 Việt Nam về viễn thông và công nghệ thông tin, cũng là DN chi nhiều nhất cho hoạt động R&D, nhưng khi ra “biển lớn” cái tên Viettel vẫn còn khá khiêm tốn.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị Google nên mở văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam, để có thể phối hợp xử lý tốt các vấn đề liên quan. Trong lời đáp từ, một cách lịch sự, ông Eric Schmidt cho biết sẽ “xem xét việc thành lập văn phòng tại Việt Nam”.

Từ cuộc gặp đó tới cuộc gặp của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Phó chủ tịch Google Kent Walker là một năm rưỡi. Và cũng chưa có cam kết nào được đưa ra về việc hãng công nghệ này “sẽ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam”. Google ghi nhận, và không từ chối đề nghị của Việt Nam, nhưng cũng không thực hiện đề nghị ấy.

Mời mở văn phòng đại diện thì khó, hút vài chục tỷ USD đầu tư mỗi năm dễ đạt, đó rõ ràng là thực tế oái oăm đối với các nhà quản lý của Việt Nam. Thực tế ấy có tính phổ biến cũng không là kết luận võ đoán.

Thực tế là, từ Samsung, tới Foxconn, Intel, General Electric… những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam hiện nay đều đóng góp cho nền kinh tế chủ yếu ở kim ngạch xuất nhập khẩu và thâm dụng lao động lắp ráp, hơn là từ hoạt động nghiên cứu, sản xuất phần cứng. Ngay những doanh nghiệp công nghệ nội địa hàng đầu hiện nay như Viettel, VNPT… vẫn đang vật lộn trong những bước đầu tiên của việc nghiên cứu, tự chủ về công nghệ - thành tố quan trọng nhất, nền móng của cách mạng 4.0.

Điều đó có nghĩa, thu hút đầu tư FDI và thu hút nền tảng công nghệ đang khác biệt nhau quá rõ. Và đòi hỏi cách tiếp cận của Việt Nam đối với những thành tố hình thành nên cuộc cách mạng 4.0 cần phải có đột phá mới.

Chuyện tốc độ

Năm 2003, một doanh nghiệp Trung Quốc chỉ có thể tìm được chỗ thuê gian hàng giới thiệu trong góc nhỏ cuộc triển lãm công nghệ tổ chức tại Tây Ban Nha vào phút chót. Không đại biểu nào tham dự triển lãm này biết doanh nghiệp đến từ Trung Quốc ấy, mà mọi sự chú ý dồn vào Nokia, Siemen, Motorola…

15 năm sau, Huawei - doanh nghiệp Trung Quốc ngày ấy - đã trở thành hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc thế giới, với 170.000 nhân viên và doanh thu đạt 92,5 tỷ USD năm 2017, dự kiến là 100 tỷ USD năm 2018.

Huawei đang dẫn đầu thế giới trong cuộc đua mạng 5G đã là thực tế, những smartphone hỗ trợ mạng 5G của hãng này dự kiến sẽ xuất xưởng vào nửa cuối năm 2019. Điều đó làm những quốc gia công nghệ hàng đầu như Mỹ, châu Âu phải hốt hoảng. Việc bắt giữ Phó chủ tịch phụ trách tài chính, hay phát động làn sóng tẩy chay, từ chối sản phẩm của Huawei và các hãng công nghệ Trung Quốc tại Mỹ, châu Âu… bắt nguồn một phần từ sự sợ hãi đối với hãng công nghệ này.

Thời điểm năm 2003, khi Huawei đang trong giai đoạn đầu tiên vươn ra thế giới, cũng là khi Viettel của Việt Nam bắt đầu những nỗ lực đầu tiên trên thị trường mạng di động. 15 năm sau Viettel đã trở thành tập đoàn số 1 Việt Nam về viễn thông và công nghệ thông tin, với doanh thu hơn 11 tỷ USD trong năm 2017, dự kiến đạt 12,5 tỷ USD trong năm 2018.

Điều đó có nghĩa, thu hút đầu tư FDI và thu hút nền tảng công nghệ đang khác biệt nhau quá rõ. Và đòi hỏi cách tiếp cận của Việt Nam đối với những thành tố hình thành nên cuộc cách mạng 4.0 cần phải có đột phá mới.

Viettel là doanh nghiệp công nghệ đã tạo nên kỳ tích phát triển của Việt Nam. Nhưng nếu nói về tốc độ phát triển trên nền tảng công nghệ, sẽ là khá “đuối” khi so sánh Viettel với Huawei. Khi thậm chí tổng doanh thu của Viettel còn chưa bằng chi phí cho nghiên cứu hàng năm của Huawei. Năm 2017, Huawei chi cho nghiên cứu là 13,75 tỷ USD, chiếm hơn 10% tổng doanh thu tập đoàn và xếp vị trí thứ 6 trong ngành smartphone toàn cầu. Các kết quả nghiên cứu đã trở thành bệ phóng cho tốc độ phát triển vũ bão của Huawei, với công nghệ mới và những linh kiện chủ chốt nhất đều tự sản xuất.

Tại Viettel, hãng công nghệ này cũng tập trung đầu tư cho nghiên cứu, công nghệ. Hiện Viettel có 5 viện nghiên cứu lưỡng dụng, 2 công ty về điện tử và cơ khí, 2 trung tâm về không gian mạng và an ninh mạng. Tuy nhiên, ngân sách cho nghiên cứu phát triển của Viettel là 4.000 - 4.500 tỷ đồng/năm, chiếm chưa tới 2% tổng doanh thu toàn tập đoàn, thua xa về tỷ lệ so với Huawei.

Lưu ý là, suốt nhiều năm, Viettel luôn là doanh nghiệp Việt chi nhiều nhất cho hoạt động nghiên cứu, phát triển. Vị trí này chưa thay đổi cho tới cuối năm 2018, vì Vingroup – tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam mới chuyển hướng sang công nghệ - chưa có kết quả cụ thể về đầu tư cho nghiên cứu.

Và nếu nhìn từ giác độ nghiên cứu để hình thành những bệ phóng tiến hành cách mạng 4.0, thì có thể đánh giá các nỗ lực của Việt Nam vẫn còn quá thiếu về kết quả, khi chỉ được xây dựng trên nền tảng quá yếu về đầu tư.

Thế thì, Việt Nam đang “cách mạng 4.0” bằng gì ? Bằng tiền, hay bằng công nghệ? Bao giờ thì thực sự có một cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam?

 >> VinFast đã phát động một cuộc cách mạng, nhưng đó là cách mạng gì ?

Có thể bạn quan tâm

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Với sự nỗ lực không ngừng, Vinpearl đã đạt được một cột mốc đáng ghi nhớ khi lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á. Thành công này là kết quả của quá trình đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng dịch vụ, không ngừng đổi mới và mở rộng quy mô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao biểu trưng Thương hiệu quốc gia cho đại diện VNPT VinaPhone

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu quốc gia

VinaPhone 5G và MyTV vừa vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của VNPT trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường...

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel vừa chính thức giới thiệu đến người tiêu dùng dòng sơn ngoại thất Dulux Weathershield Royal Shine với tính năng tự làm sạch độc đáo. Đây là dòng sơn sở hữu công nghệ Hybrid Mineral tiên tiến, mang đến giải pháp bảo vệ vượt trội lên tới 12 năm dành cho phân khúc dinh thự cao cấp.