Cách thức kháng cự với hành vi tham nhũng trong giao dịch kinh doanh

Hôm nay (12/06), tại Hà Nội, khóa đào tạo “Cách thức kháng cự với hành vi tham nhũng trong giao dịch kinh doanh” đã được diễn ra tại Hà Nội.

Khoá đào tạo do Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam), Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức với sự tham dự đông đảo của các đại biểu đến từ các hội viên VACOD. 

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VACOD
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VACOD

Thực tế, hành vi tham nhũng trong giao dịch kinh doanh đã và đang tồn tại trong xã hội. Doanh nghiệp có thể là nạn nhân và cũng có thể là thủ phạm tiếp tay trong vấn đề này. “Do đó, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham gia vào các thay đổi tích cực hướng đến sự liêm chính, minh bạch và trách nhiệm hơn trong tất cả các mặt của cuộc sống” - Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VACOD nhận định.

Nhấn mạnh về vai trò liêm chính trong kinh doanh, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VACOD cho rằng, đối với người lãnh đạo trong doanh nghiệp, liêm chính sẽ điều chỉnh hành vi kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh chân chính, xây dựng nhân cách doanh nhân được cộng đồng tôn vinh và ghi nhận.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI và bà Sitara Syed - Phó Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam trao đổi bên lề chương trình
Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI và bà Sitara Syed - Phó Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam trao đổi bên lề chương trình

Đối với nhân viên, liêm chính giúp cho họ tận tụy, trung thành với công ty, doanh nghiệp, hoàn thành công việc, đoàn kết với nhau, góp phần phát triển doanh nghiệp bền vững, nâng cao đời sống của mình và lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.

Đối với khách hàng, liêm chính giúp cho họ có thái độ đúng mực khi mua sản phẩm của các công ty, không đòi hỏi nhà sản xuất phải cung cấp những hàng hóa quá khả năng của họ hoặc không được nhà nước, xã hội cho phép kinh doanh.

Đối với các đối tác và đối thủ cạnh tranh, liêm chính giúp cho họ có ý thức tuân thủ những cam kết hợp tác kinh doanh vì lợi ích của nhau, của xã hội và cạnh tranh lành mạnh, trung thực không nhằm triệt hạ đối thủ và độc quyền, độc chiếm thị trường…

Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI
Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI 

Chính vì thế, VACOD đã phối hợp với các bên liên quan tổ chức khoá học nhằm hỗ trợ, hướng dẫn cho các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội về cách thức phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh liên quan tới tham nhũng, từ đó đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, góp phần xây dựng văn hóa liêm chính trong kinh doanh.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI cũng nhấn mạnh: “Trong những năm gần đây, các nỗ lực tập thể thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện liêm chính trong kinh doanh tại Việt Nam ngày càng nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm của các bên. Điều này bắt nguồn từ nguyên tắc phòng, chống tham nhũng không thể được thực hiện chỉ bởi một cá nhân mà cần có sự tham gia của nhiều bên bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội”.

Bà Sitara Syed - Phó Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam
Bà Sitara Syed - Phó Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam

Chia sẻ về vấn đề này, bà Sitara Syed - Phó Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho rằng: “Phòng, chống tham nhũng và thúc đẩy kinh doanh liêm chính là điều chủ yếu để thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030. UNDP luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực phòng chống tham nhũng dưới bất kỳ hình thức nào và thúc đẩy kinh doanh liêm chính”.

Khóa đào tạo “Cách thức kháng cự với hành vi tham nhũng trong giao dịch kinh doanh” là một trong những hoạt động thuộc “Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ - GBII” do VCCI thực hiện trong khuôn khổ Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của UNDP do Quỹ Thịnh Vượng Vương quốc Anh tài trợ nhằm hỗ trợ xây dựng cơ chế minh bạch trong cả khu vực công và khu vực tư, tăng cường nhà nước pháp quyền và phòng chống tham nhũng và xây dựng các điển hình doanh nghiệp có trách nhiệm. Đây là dự án đầu tiên được tài trợ bởi Quỹ Thịnh vượng Vương Quốc Anh cho khu vực Đông Nam Á thuộc Chương trình cải cách kinh tế, do UNDP hợp tác với Chính phủ Anh thực hiện từ năm 2018 - 2021.

Toàn cảnh buổi toạ đàm
Toàn cảnh buổi toạ đàm

Trong năm 2019, UNDP đã phối hợp chặt chẽ với VCCI xây dựng “Bản cam kết kinh doanh liêm chính”. Bản cam kết này có mục đích đề cao giá trị cốt lõi về tính chính trực, hành vi đạo đức và tính trách nhiệm của doanh nghiệp, hướng tới cùng hợp tác hành động nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính tại Việt Nam. Cho đến nay đã có 13 Hiệp hội tham gia ký kết bản cam kết này.

VACOD là một trong số 13 Hiệp hội doanh nghiệp tiên phong này. Đề xuất hỗ trợ tăng cường năng lực và nhận thức về kinh doanh liêm chính của Hiệp hội đã được UNDP, VCCI và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội phê duyệt. Khóa đào tạo “Cách thức kháng cự với hành vi tham nhũng trong giao dịch kinh doanh” là kết quả của những nỗ lực mà Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam được UNDP, VCCI và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội trân trọng ghi nhận.

Trong năm 2019 vừa qua, VACOD vinh dự được chọn là một trong số 13 Hiệp hội Doanh nghiệp tiên phong phối hợp với Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững - VCCI và UNDP tham gia “Bản cam kết kinh doanh liêm chính” nhằm đề cao giá trị cốt lõi về tính chính trực, hành vi đạo đức và tính trách nhiệm của doanh nghiệp, hướng tới cùng hợp tác hành động nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính tại Việt Nam.

Xem thêm

VACOD tổ chức chương trình đào tạo "Doanh nhân BIZMAN – VACOD"

VACOD tổ chức chương trình đào tạo "Doanh nhân BIZMAN – VACOD"

Hôm nay (07/12), tại Nhà khách Bộ Quốc Phòng - 266 Thụy Khuê, Hà Nội, Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) phối hợp cùng Tổ hợp KNV tổ chức chương trình đào tạo Doanh nhân BIZMAN – VACOD với chủ đề: “Tinh thần và năng lực doanh nhân".

Có thể bạn quan tâm