Cân nhắc một số quy định hạn chế tự do kinh doanh

Cộng đồng doanh nghiệp đề nghị cơ quan soạn thảo Nghị định mới hoạt động in cân nhắc, xem xét một số quy định có tính chất hạn chế quyền tự do kinh doanh, chẳng hạn phạm vi sử dụng máy photocopy màu.
Cân nhắc một số quy định hạn chế tự do kinh doanh

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014/NĐ-CP về hoạt động in.

Theo VCCI, so với Nghị định 60, Dự thảo đã có nhiều sửa đổi theo hướng tích cực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phù hợp với tinh thần cải cách thủ tục hành chính. Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao những nỗ lực cải thiện chính sách, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi của cơ quan chủ trì soạn thảo thể hiện thông qua Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 60 này.

Tuy nhiên, để thể hiện triệt để tinh thần của Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét một số quy định có tính chất hạn chế quyền tự do kinh doanh.

Cụ thể, về điều kiện người đứng đầu cơ sở in, so với Nghị định 60, Dự thảo đã bỏ điều kiện người đứng đầu ngành in đối với các cơ sở in loại sản phẩm mẫu biểu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành; hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền).

Sửa đổi tại Dự thảo đã thể hiện tinh thần cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tuy nhiên theo tinh thần Nghị quyết 19 thì các quy định liên quan đến điều kiện người đứng đầu ngành in đều phải được bãi bỏ.

"Theo VCCI, các sản phẩm trước khi đặt in đã được kiểm soát về tính hợp pháp, phù hợp của nội dung sản phẩm in. Do đó, yêu cầu cơ sở in/người đứng đầu in phải kiểm soát nội dung của các sản phẩm in này là không cần thiết và chưa phù hợp.

Thực tế, theo phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội, việc thực hiện tập huấn và cấp chứng chỉ cho người đứng đầu cơ sở in trong thời gian qua thực chất là việc cập nhật các quy định pháp luật và các nội dung không giúp ích cho việc điều hành hoặc kiểm soát hoạt động của cơ sở in.

Dự thảo cũng đã bỏ yêu cầu cấp phép nhập khẩu đối với các thiết bị gia công sau in, tuy nhiên VCCI cho rằng cần xem xét rộng hơn về việc bỏ toàn bộ giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị in.  

Bởi trước thời điểm Nghị định 60 có hiệu lực (01/11/2014) việc nhập khẩu thiết bị in là tự do, đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và góp phần tăng trường ngành in – ngành công nghiệp hỗ trợ hiếm hoi ở Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia.

“Việc thay đổi phương thức quản lý đối với hoạt động nhập khẩu thiết bị in cần được đánh giá kỹ càng giữa mục tiêu quản lý và chi phí xã hội phải bỏ ra, cũng như những rào cản về thủ tục mà doanh nghiệp đang phải thực hiện để nhận diện tính hợp lý của chính sách này”, VCCI bày tỏ quan điểm.

VCCI cũng đề nghị bỏ quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 60 quy định các đối tượng được phép nhập khẩu thiết bị in. Bởi việc việc đóng khung các đối tượng được phép nhập khẩu thiết bị trên đã hạn chế hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (không thuộc đối tượng trên), trong khi cơ chế quản lý hiện tại của hoạt động in đang được kiểm soát khá chặt chẽ từ chủ thể in đến sản phẩm in.

Về thủ tục hành chính, VCCI đánh giá phần lớn những điều chỉnh trong Dự thảo đã thể hiện được tinh thần cải cách, tháo gỡ những rào cản, vướng mắc về thủ tục hành chính trong thời gian qua.

Tuy nhiên, để vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa đảm bảo các mục tiêu quản lý Nhà nước, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc một số vấn đề  liên quan tới thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở in, thủ tục khai báo của cơ sở in, thủ tục khai báo thiết bị in.

Đặc biệt, về thủ tục đăng ký, chuyển nhượng máy photocopy màu, Nghị định hiện hành và dự thảo đều giới hạn phạm vi được sử dụng máy photocopy màu: chỉ được sử dụng máy photocopy màu phục vụ công việc nội bộ của cơ quan, tổ chức, không được sử dụng để kinh doanh dưới mọi hình thức; máy in có chức năng photocopy màu chỉ được sử dụng để sản xuất trong cơ sở in có đủ các điều kiện  hoạt động in theo quy định.

VCCI cho rằng việc cấm sử dụng máy photocopy màu vào hoạt động kinh doanh là chưa thống nhất với quy định tại Luật Đầu tư 2014. Bởi, Điều 6 Luật đầu tư 2014 quy định 6 hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm, trong đó không có hoạt động sử dụng máy photocopy màu.

Để đảm bảo tính nhất quán trong hệ thống pháp luật và đảm bảo quyền tự do kinh doanh, VCCI đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 60 tại Dự thảo.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...