Cẩn trọng với quả na ủ hóa chất thúc chín nhanh

Tình trạng hoa quả được sử dụng hóa chất để thúc chín đang ngày càng phổ biến. Trong đó, có quả na cũng có thể bị lạm dụng hóa chất gây chín nhanh. Để trái na nhanh chín chỉ từ 1 – 2 ngày, một số t
Cẩn trọng với quả na ủ hóa chất thúc chín nhanh

Tình trạng hoa quả được sử dụng hóa chất để thúc chín đang ngày càng phổ biến. Trong đó, có quả na cũng có thể bị lạm dụng hóa chất gây chín nhanh.Để trái na nhanh chín chỉ từ 1 – 2 ngày, một số tiểu thương đã dùng hóa chất thúc chín để kiếm lợi nhuận cao.Tại chợ Vân Trì (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), na chín được bày bán tràn lan ngay từ ngoài cổng cho tới phía trong chợ. Các chủ hàng đều quảng cáo na nhà trồng hoặc nhập từ Hòa Bình, Lạng Sơn về, giá dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg.Được quảng cáo là na nhà, chín cây nhưng phần lớn trái na có dấu hiệu thâm đen, rụng cuống, nhiều trái ngả vàng, không có màu tự nhiên, khi nắn rất mềm nhưng ăn sượng và nhạt.Tại một cửa hàng phía ngoài chợ, na được xếp trên chồng trên bao tải, nhiều quả có dấu hiệu bị dập. Thấy người mua, chủ hàng đon đả: “Na này chị nhập tại Hòa Bình, chín cây, ăn ngọt và thơm lắm mua đi chị bán rẻ cho”.Thấy nhiều chị em trong cơ quan đua nhau mua na vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe nên chị Hồng, làm việc tại Mỹ Đình cũng hí hửng mua về đãi cả nhà.“Na tuy rụng cuống nhưng rất to đều, chín mềm nên tôi mua liền mấy cân thế nhưng ăn rất sượng, nhạt và không có mùi thơm đặc trưng của na chín cây”, chị Hồng nói.Theo chị Hà, người chuyên bán trái cây tại chợ Hữu Tiệp, Ngọc Hà ( Hà Nội) cho biết, na là loại quả khó vận chuyển nếu đã chín vì chúng dễ trầy xước vỏ, bẹp hoặc thâm đen. Vì thế, các tiểu thương buôn na thường thu mua tại vườn những quả na già, đã mở mắt, còn xanh  đóng thùng vận chuyển về chợ đầu mối. Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng, nếu không đúng ngày rằm, mùng một thì na xanh rất ít khách chọn mua. "Mọi người đều muốn mua na chín để ăn ngay, do đó na xanh thường không bán được. Để na chín người ta ủ thuốc chỉ cần 1 ngày là na đã mềm tay", chị Hà cho biết.Cũng theo chị này, hiện nay na đang là chính vụ, na đã bắt đầu chín nhiều tuy nhiên loại na mà bị thúc chín là loại na chưa già nên dù thúc chín cũng sẽ không được ngọt và ngon như chín cây.Theo lời khuyên của bà nội trợ sành ăn, na chín cây ăn thường có vỏ mỏng, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống, ăn sẽ rất ngọt và thơm. Tránh chọn những quả mềm nhũn, to đều và thâm đen vì bị ép chín, ủ hóa chất độc hại .Những quả na có nhiều vết nứt nẻ, có dấu hiệu chảy nước cũng tuyệt đối không chọn bởi na ăn sẽ bị ủng thối, rất dễ bị ủ hóa chất kích chín.

Những trái na có mắt chưa giãn mở, bên trong đã mềm, bên ngoài thâm thì nhiều khả năng na đã được thúc chín
Về mùi vị, quả na chín tự nhiên không ngâm thuốc sẽ có mùi thơm dịu, ăn có vị ngọt mát. Trong khi đó, na ngâm hóa chất thúc chín, ăn rất nhạt, bị sượng và không có mùi vị đặc trưng của loại trái cây này.

Ngoài ra, na ủ hóa chất bảo quản, thúc chín, sẽ có màu sắc không tự nhiên mặc dù quả nào cũng đều tăm tắp, không có vết nứt nhưng cuống bị gẫy, vỏ khó bóc.Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, Phó giám đốc Phân viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho biết: Acetylene và ethephon thường được chọn để ép chín trái cây vì rẻ tiền. Nếu dùng không đúng cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe và sự an toàn cho người sử dụng.Khi tiếp xúc với khí acetylene ở nồng độ trên 33%, con người có thể bị ngất xỉu. Các triệu chứng của ngộ độc acetylene thường là khát nước, khó nuốt, cảm thấy yếu, ói mửa đôi khi có máu, cảm giác ngứa ngáy ở miệng, cổ họng hay mũi, cháy rát da, có thể làm hỏng vĩnh viễn mắt và một số triệu chứng khác.

Theo Vietq

Có thể bạn quan tâm