Cảnh báo thủ đoạn sử dụng con dấu, tài liệu giả để lừa doanh nghiệp

Đối tượng Vũ Thị Hương Lan sử dụng con dấu, tài liệu giả của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính để tạo niềm tin nhằm chiếm đoạt tiền của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính.
Cảnh báo thủ đoạn sử dụng con dấu, tài liệu giả để lừa doanh nghiệp

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 3839/VPCP-NC ngày 22/6/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về vụ việc sử dụng con dấu, tài liệu giả của Thủ tướng Chính phủ.

Nội dung công căn nêu rõ, vừa qua, Bộ Công an có Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả xác minh, điều tra ban đầu vụ việc sử dụng con dấu, tài liệu giả của Thủ tướng Chính phủ.

Báo cáo của Bộ Công an nêu rõ: Đối tượng Vũ Thị Hương Lan (thường trú tại phường Hồng Thái, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; tạm trú tại phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) mạo danh là cán bộ Văn phòng Chính phủ, sử dụng con dấu, tài liệu giả của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính về giải ngân nguồn vốn an sinh xã hội cho các doanh nghiệp vay nhằm mục đích chiếm đoạt tiền đặt cọc, tiền vốn đối ứng 3% khoản vay này của các doanh nghiệp.

Việc Vũ Thị Hương Lan sử dụng con dấu, tài liệu giả của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính để tạo niềm tin nhằm chiếm đoạt tiền của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính.

Bộ Công an cho biết, hiện Bộ đang chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án, làm rõ toàn bộ các đối tượng liên quan đến việc làm giả tài liệu, con dấu của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan Nhà nước; việc sử dụng các tài liệu, con dấu này vào hoạt động vi phạm pháp luật.

Xét báo cáo trên của Bộ Công an, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 

Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan báo chí tổ chức thông tin, tuyên truyền về thủ đoạn phạm tội của Vũ Thị Hương Lan để các doanh nghiệp, người dân nâng cao cảnh giác và chủ động tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra.

Bộ Công an đề xuất hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xác minh, điều tra vụ án theo quy định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.