Carlsberg chưa chốt mua thêm cổ phần Habeco

Lãnh đạo Vụ Công nghiệp nhẹ cho biết quá trình bán vốn tại Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Hà Nội vẫn chưa ngã ngũ do việc đàm phán "rất rắc rối và phải xử lý khéo".
Carlsberg chưa chốt mua thêm cổ phần Habeco

Ngày 14/11, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Bộ Công Thương về tình hình triển khai các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Tổ trưởng Tổ công tác) nhắc lại việc Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công Thương đẩy nhanh cổ phần hoá và thoái vốn Nhà nước khỏi những lĩnh vực không cần nắm giữ. "Tinh thần của Chính phủ là không bán bia, bán sữa, thoái vốn để thu hút nguồn lực từ người dân, nhà đầu tư nước ngoài", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói. 

Ông Dũng cho rằng, hiện Bộ Công Thương đã tích cực đưa cổ phiếu Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) lên sàn, nhưng "cần thực hiện lộ trình thoái vốn càng sớm càng tốt".

Cho hay nhiệm vụ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ đã thực hiện xong, nhưng Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận, "chất lượng cổ phần hoá, thoái vốn chưa đảm bảo". Riêng với trường hợp Habeco, Sabeco ông Tuấn Anh cho biết, cơ quan này sẽ thực hiện theo đúng tinh thần "Nhà nước không đi bán bia".

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, Bộ Công Thương đang đẩy nhanh quá trình đưa 2 doanh nghiệp này lên sàn, cũng như thoái vốn tại Habeco, Sabeco. Ảnh: Nhật Bắc

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, Bộ Công Thương đang đẩy nhanh quá trình đưa 2 doanh nghiệp này lên sàn, cũng như thoái vốn tại Habeco, Sabeco. Ảnh: Nhật Bắc

Bổ sung thêm ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cho hay, Habeco hiện đã niêm yết trên UPCoM và đang tiến hành thủ tục xin niêm yết tại Sàn giao dịch TP HCM (HOSE), Sabeco cũng đã hoàn tất thủ tục niêm yết trên sàn này. Dự kiến, 2 tổng công ty sẽ hoàn thành niêm yết trước ngày 20/12. Giá giao dịch sẽ được sử dụng để dẫn chiếu cho hoạt động thoái vốn Nhà nước khỏi hai tổng công ty này.

"Tuy nhiên, việc thoái vốn phải đảm bảo công khai minh bạch, theo quy luật thị trường, nhưng quá trình thực hiện rất phức tạp, mất thời gian", ông Dũng nói. Dẫn dụ trường hợp cụ thể tại Habeco, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ cho biết, vướng mắc chính nằm ở quá trình đàm phán với cổ đông chiến lược hiện tại - Carlsberg, khi hai bên chưa đạt được thống nhất. 

"Habeco và Carlsberg đã có buổi làm việc nhưng hai bên vẫn chưa thống nhất. Habeco đã họp tiếp với Tổ tư vấn và sẽ phải đàm phán tiếp. Quá trình đàm phán rất rắc rối và phải xử lý khéo", ông Dũng tiếp lời. Hiện cơ quan này đã gửi văn bản sang Bộ Tư pháp, xin ý kiến tham gia tư vấn về hợp đồng giữa Habeco và Carlsberg.

Ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, quá trình đàm phán giữa Habeco và Carlsberg chưa thể kết thúc. Ảnh: H.T

Ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, quá trình đàm phán giữa Habeco và Carlsberg chưa thể kết thúc. Ảnh: H.T

Được biết, trong thỏa thuận hợp tác chiến lược, bên cạnh nghĩa vụ của Carlsberg là hỗ trợ Habeco phát triển, cổ đông này được hưởng nhiều quyền, trong đó có quyền ưu tiên được mua cổ phiếu chiến lược của Habeco trong trường hợp Bộ Công Thương bán thỏa thuận cho đối tác chiến lược.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, các thủ tục cổ phần hoá, thoái vốn liên quan tới nhiều bộ, ngành nên "không thể nhanh, rút ngắn thời gian được". Chưa kể, lộ trình thoái vốn phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, bán được giá, cũng như phải giữ thương hiệu, thị phần... nên "cần bước đi cẩn trọng".

Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh một lần nữa quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng là "bán vốn Nhà nước phải đấu thầu để chọn tư vấn, nhà đầu tư nhằm đảm bảo minh bạch, chống lợi ích nhóm, mang lại lợi ích tốt nhất cho Nhà nước".

Bộ Công Thương hiện vẫn đại diện Chủ sở hữu Nhà nước nắm 81,79% vốn điều lệ Habeco và Carlsberg nắm 17,08%. Tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng chỉ là 0,98%, tương đương gần 2.3 triệu cổ phiếu.

Dự kiến, toàn bộ vốn nhà nước tại Habeco khoảng 9.000 tỷ đồng (tương đương 81,79% vốn điều lệ) sẽ được thoái vốn trong năm 2016. Còn lộ trình thoái vốn tại Sabeco sẽ được chia làm 2 đợt: Đợt 1 thoái 53,59% vốn điều lệ, tương đương 24.500 tỷ đồng trong năm 2016. Đợt 2 sẽ thoái tiếp 36% vốn, khoảng 16.000 tỷ đồng trong năm 2017, sau khi Sabeco niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...