Cụ thể, trong lĩnh vực đường thủy nội địa đã cắt giảm, đơn giản hóa 37/49 điều kiện cụ thể (75,51%%); lĩnh vực hàng không cắt giảm, đơn giản hóa 53/78 điều kiện cụ thể (67,95%); lĩnh vực đường bộ cắt giảm, đơn giản hóa 83/127 điều kiện cụ thể (66,35%); lĩnh vực đường sắt cắt giảm, đơn giản hóa 17/26 điều kiện cụ thể (65,38%); lĩnh vực hàng hải cắt giảm, đơn giản hóa 109/189 điều kiện cụ thể (57, 67%%); lĩnh vực đăng kiểm cơ giới đường bộ cắt giảm, đơn giản hóa 38/70 điều kiện cụ thể (54,28%); lĩnh vực đa phương thức và vận tải hàng nguy hiểm cắt giảm, đơn giản hóa 15/31 điều kiện cụ thể (48,39%).
Tuy nhiên, theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cách thức rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh của Bộ Giao thông vận tải vẫn chưa thực sự quyết liệt, vẫn chỉ mang tính kỹ thuật, nặng về cơ học, tức là rà soát theo tinh thần cái gì chưa rõ thì bãi bỏ.
Đáng chú ý, việc Bộ Giao thông vận tải chuyển các điều kiện kinh doanh thành quy định về quản lý hoạt động vận tải hoặc quy định về trách nhiệm thì đó chỉ là việc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia, chứ không phải là cắt bỏ.
Vì vậy, theo ông Hiếu, “Bộ Giao thông vận tải nên mạnh dạn cắt bỏ, bởi cái thực bỏ đi mới giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, còn nếu chỉ chuyển chi phí từ trạng thái này sang trạng thái khác thì gánh nặng vẫn chưa được giảm”.
“Mô hình kinh doanh hiện nay đã thay đổi, thay vì thành lập doanh nghiệp và thực hiện tất cả các khâu như trước đây, nhà đầu tư có thể chỉ tham gia vào một mắt xích trong chuỗi cung ứng vận tải. Vì vây, theo ông Phan Đức Hiếu, không thể bắt doanh nghiệp chịu trách nhiệm về khâu mà họ không thực hiện.