Chỉ còn DongA Bank, NCB, Nam A Bank, Oceanbank và PVcomBank có lãi suất huy động trên 7%/năm

Theo khảo sát biểu lãi suất huy động niêm yết trên website của 28 ngân hàng thương mại cho thấy, hiện chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất huy động ở mức trên 7%/năm là DongA Bank, NCB, Nam A Bank, Oceanbank và PVcomBank...

Chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất huy động trên mức 7%/năm
Chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất huy động trên mức 7%/năm

Ngân hàng Eximbank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới. Theo đó, ngân hàng này đồng loạt điều chỉnh hạ lãi suất ở hầu hết các kỳ hạn. Hiện tại, các sản phẩm tiền gửi hình thức trực tuyến đang có lãi suất cao nhất.

Cụ thể, lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng giảm từ 4,75%/năm xuống còn 4,25%/năm; kỳ hạn 6 - 12 tháng giảm từ 5,8%/năm xuống còn 5,6 - 5,7%/năm; các kỳ hạn từ 13 tháng – 36 tháng giữ nguyên ở mức 5,8%/năm.

Đây là đợt giảm lãi suất thứ 5 liên tiếp của Eximbank chỉ trong vòng 2 tuần qua. Trước đó, ngân hàng này vừa có 1 đợt giảm lãi suất vào ngày 23/8. Tính chung trong nửa tháng qua, lãi suất huy động của Eximbank đã giảm 0,5 điểm phần trăm ở các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 0,5 – 0,7 điểm phần trăm tại kỳ hạn từ 6 trở lên.

Tương tự, ngân hàng BaoVietBank cũng giảm 0,25 - 0,5 điểm phần trăm lãi suất tại kỳ hạn 6 tháng trở lên và giảm 0,1 điểm phần trăm ở kỳ hạn 1 tháng. Hiện lãi suất cao nhất tại ngân hàng này chỉ còn 6,95%/năm, dành cho khoản tiền gửi 12 tháng theo hình thức online, lĩnh lãi cuối kỳ.

Tại ngân hàng ABBank, lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng đã giảm tới 1 điểm phần trăm. Đối với hình thức gửi tiền online, lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm từ 7%/năm xuống còn 6%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 6,7%/năm xuống 5,7%/năm; kỳ hạn từ 13 tháng – 36 tháng giảm từ 6,4%/năm xuống 5,4%/năm; kỳ hạn 48 – 60 tháng giảm từ 6%/năm xuống 5%/năm. Hiện lãi suất cao nhất mà ABBank áp dụng là 6,3%/năm, triển khai ở các kỳ hạn 7 – 8 tháng.

Ảnh chụp Màn hình 2023-08-25 lúc 16.39.26.png

Ngân hàng MSB cũng mới công bố biểu lãi suất huy động mới với việc điều chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Hiện mức lãi suất cao nhất mà ngân hàng này áp dụng cho các khoản tiền gửi thông thường là 5,8%/năm, dành cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên theo hình thức gửi tiền online, nhận lãi cuối kỳ.

Ngoài ra, với sản phẩm “lãi suất đặc biệt” mức lãi suất áp dụng có thể lên tới 6,2%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 6,3%/năm cho kỳ hạn 12, 15 và 24 tháng. Để được hưởng mức lãi suất này khách hàng phải đáp ứng điều kiện là chưa gửi tiết kiệm tại MSB hoặc chưa mua chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng; đồng thời phải có số tiền gửi tối đa là 5 tỷ đồng.

Một ngân hàng khác là PVcomBank cũng vừa áp dụng biểu lãi suất huy động mới. Trong đó, giảm 0,3 điểm phần trăm lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Hiện mức lãi suất cao nhất mà ngân hàng này áp dụng là 7,1%/năm, dành cho các khoản tiền gửi online tại kỳ hạn 24 – 36 tháng.

Trước đó, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước là BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank đồng loạt giảm lãi suất huy động trong ngày 23/8, với mức giảm lên tới 0,5 điểm phần trăm ở một số kỳ hạn.

Hiện tại, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất đang được triển khai tại các ngân hàng này là 5,8%/năm, áp dụng tại kỳ hạn gửi 12 tháng. So với trước đó, mức lãi suất này đã được điều chỉnh giảm 0,5 điểm phần trăm.

Ảnh chụp Màn hình 2023-08-25 lúc 16.42.56.png

Sau các đợt giảm liên tiếp, hiện chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất huy động ở mức trên 7%/năm là DongA Bank, NCB, Nam A Bank, Oceanbank và PVcomBank.

Theo ghi nhận, hầu hết nhóm các ngân hàng thương mại tư nhân đều niêm yết lãi suất tiết kiệm trong khoảng từ 4,5%/năm – 6,9%/năm. Trong đó, mức lãi suất cao nhất ở các ngân hàng tư nhân lớn chủ yếu dao động trong khoảng 5,8 – 6,8%/năm như: SHB (6,8%/năm),Sacombank (6,5%/năm), MB (6,6%/năm), Techombank (6,3%/năm), ACB (5,8%/năm)…

Xem thêm

Phá điểm nghẽn, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp

Phá điểm nghẽn, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp

Bài toán hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang là thách thức lớn của ngành ngân hàng. Theo các chuyên gia, khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp và vấn đề quan trọng nhất hiện nay vẫn là chính sách và thực thi...

Lãi suất giảm sâu, tín dụng vẫn đi giật lùi

Lãi suất giảm sâu, tín dụng vẫn đi giật lùi

Mặc dù toàn ngành đã có nhiều nỗ lực, song tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm nay vẫn thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (khoảng 9,54%), thậm chí chưa đạt được một nửa tăng trưởng năm ngoái. Trong khi đó, định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay lên tới 14-15%...

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngành ngân hàng quyết tâm tăng sức hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Mặc dù nhiều giải pháp được thực hiện bằng chính nguồn lực của tổ chức tín dụng, tuy nhiên, tín dụng chỉ mới có tín hiệu tăng trở lại từ tháng 6. Sang đến cuối tháng 7, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 4,3%, giảm đáng kể so với cùng thời điểm năm 2022...

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...