Không có quyết định chặt hạ 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng

Tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội vừa qua, ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, di chuyển, chặt hạ 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng mới là đề xuất, chưa có quyết định n
Không có quyết định chặt hạ 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng

Theo đề xuất, phương án dịch chuyển, giải tỏa và cắt tỉa cây xanh trên tuyến với tổng số 1.315 cây. Trong đó, giữ nguyên vị trí 142 cây, dịch chuyển 158 cây, phải giải tỏa, chặt hạ 1.015 cây gồm xà cừ, bàng, cau vua...

Việc chặt hạ nhằm mục đích phát triển hạ tầng, giao thông đô thị theo xu hướng phát triên của Việt Nam. Hiện, tuyến đường Vành đai 3 là trục giao thông huyết mạch của thành phố, có tầm quan trọng lớn đối với giao thông liên tỉnh qua Hà Nội và là trục chính đô thị phục vụ đi lại khu vực nội đô. Việc xây dựng, mở rộng tuyến đường theo quy hoạch là yêu cầu hết sức cấp bách và phù hợp với tốc độ tăng trưởng, nhu cầu đi lại của người dân.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong khẳng định, ưu tiên hàng đầu là bảo tồn, di chuyển dù có thể phát sinh chi phí. Trong điều kiện không thể dịch chuyển mới thực hiện giải pháp giải tỏa, chặt hạ cây. Đối với cây phải xử lý trong dự án này, TP. Hà Nội giao các cơ quan, đơn vị liên quan lên danh sách, hồ sơ, phương án cụ thể với từng cây, có sự giám sát chặt chẽ việc xử lý cây xanh khi di dời hay chặt hạ.

Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho rằng, việc chặt hạ, di chuyển cây xanh sẽ phải xin ý kiến người dân. Nếu có chặt hạ thì phải chọn đơn vị đánh chuyển có kinh nghiệm để đảm bảo cây sống được

Tuy nhiên, ông Dục cũng nhấn mạnh, “Thành phố không quyết chặt hạ 1.000 cây. Sở Xây dựng cùng các sở ngành, chuyên gia khi chặt hạ một cây thì cũng phải xem xét hết sức kỹ càng. Phương án di chuyển, chặt hạ 1.300 cây xanh mới là đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư. Sở Xây dựng có trách nhiệm nhận đề xuất đó, sau này sẽ tham mưu cho thành phố duyệt phương án tối ưu”.

Ông Phong cũng khẳng định thêm, quan điểm nhất quán của thành phố trong phương án quy hoạch đầu tư xây dựng là tránh tối đa các vùng cây xanh, công viên và hồ nước. 

“Trong trường hợp bắt buộc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng, dự án phải được tính toán chặt chẽ, chọn phương án tối ưu với ưu tiên hàng đầu là bảo tồn, dịch chuyển dù có thể phát sinh chi phí, trong điều kiện không thể dịch chuyển mới thực hiện giải tỏa, chặt hạ”, ông Phong nhấn mạnh.

Đối với số cây phải xử lý trong dự án này, thành phố giao các cơ quan, đơn vị liên quan lên danh sách, hồ sơ cây xanh, phương án cụ thể đối với từng cây, có sự giám sát chặt chẽ việc xử lý cây xanh khi di dời hay chặt hạ. Thành phố cũng đề ra yêu cầu cao hơn về quy hoạch cảnh quan kiến trúc, cây xanh được trồng mới trên tuyến phải tương đương với hệ thống cây xanh trên đường Võ Chí Công.

Cụ thể, cây xanh trồng mới gồm nhiều chủng loại, thành 3-4 tầng (tầng cao gồm 1.547 cây, tầng cây bụi gồm 4.649 cây, tầng thảm cỏ, cây thảm lá màu gồm 60.772 m2), góp phần cải thiện môi trường không khí, giảm tiếng ồn, giảm chi phí duy trì, tạo tổng thể cảnh quan đẹp, hiện đại, phù hợp và đồng bộ với các dự án nằm trên trục đường này.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...