Chiều nay Thủ tướng chủ trì họp về BOT Cai Lậy

Theo tin từ VPCP, cuối giờ chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì họp về BOT Cai Lậy.
Chiều nay Thủ tướng chủ trì họp về BOT Cai Lậy

Sau 3 tháng tạm dừng, giá vé đã giảm 30%, mức thấp nhất 25.000 đồng, cao nhất 140.000 đồng, trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại được 5 ngày nhưng liên tục phải xả trạm do ùn tắc kéo dài. Các tài xế lần này trả tiền lẻ 25.100 đồng, đòi thối 100 đồng khiến giao thông lại ùn tắc, BOT Cai Lậy phải liên tục xả trạm.

Đặc biệt, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể có báo cáo tổng hợp về BOT trình Thường trực Chính phủ. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh "đặc biệt là về công trình BOT Cai Lậy, Tiền Giang" để có đánh giá toàn diện. Thủ tướng nêu rõ "không để kéo dài tình trạng này".

Chiều tối 1/12, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật trả lời báo chí rằng: "Tại trạm Cai Lậy có một số lái xe quá khích, không ủng hộ thu phí, một số lái xe dừng xe giữa trạm, tắt máy và bỏ xe lại đi chơi...”.

Theo ông, trong thời gian tạm đóng trạm hồi tháng 8/2017, Bộ GTVT đã rà soát lại tất cả các quy định liên quan cho thấy đầu tư dự án này đúng quy định.

"Việc đặt vị trí trạm thu phí Cai Lậy là nằm trong dự án chứ không nằm ngoài. Bộ GTVT sẽ tiếp tục làm việc với chủ đầu tư, UBND tỉnh Tiền Giang và có chính sách để thuyết phục người dân thực hiện đúng quy định", ông Nhật khẳng định.

Trong những ngày qua, từ khóa BOT Cai Lậy là từ khóa nóng nhất trên các trang báo, các diễn đàn. Kết quả trên trang tìm kiếm Google trả về sau 0.43" lên tới 855.000, riêng các video liên quan đến từ khóa này lên tới 615.000.  

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.