Chính phủ đồng ý đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng còn 8%

Theo Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế gá trị gia tăng thì toàn bộ hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng 10% được giảm xuống 8% đến hết năm 2023…
Chính phủ đồng ý đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng còn 8%
giảm thuế

Tại văn bản mới đây gửi Chính phủ, Bộ Tài Chính đề nghị giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%); giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 10%. 

Theo đó, Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc Bộ Tài chính báo cáo để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho phép xây dựng, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương phối hợp với Bộ Tư pháp và bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ dự án Nghị quyết để trình cấp có thẩm quyền đảm bảo đúng quy trình, trình tự, thủ tục. Trong đó, nêu rõ căn cứ, cơ sở, sự cần thiết để đề xuất xây dựng, ban hành dự thảo Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, báo cáo Chính phủ về việc giảm thuế giá trị gia tăngtrước ngày 25/4.

Theo Bộ Tài chính, việc giảm thuế giá trị gia tăng này nhằm kích cầu tiêu dùng, phục hồi và phát triển kinh tế trong gian đoạn diễn biến tình hình kinh tế - xã hội ngày càng khó lường. Kết hợp với các giải pháp đã và đang được triển khai trong bối cảnh hiện nay (gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; giảm tiền thuê đất; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu) thì việc tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng là điều cần thiết.

Bộ Tài chính dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 5,8 nghìn tỷ đồng/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng cuối năm thì tương đương khoảng 35 nghìn tỷ đồng vẫn thấp hơn gói giảm thuế 2022 là 44 tỷ đồng.

Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế. Tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm