Chính phủ nghiên cứu chính sách tiền lương mới để áp dụng sau năm 2023

Sau khi thông qua việc nâng lương cơ sở từ 1/7/2023, Quốc hội cũng giao Chính phủ nghiên cứu, hoàn thiện các nội dung cụ thể của chính sách mới về tiền lương, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để thực hiện sau năm 2023...
chính sách tiền lương

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 4 và kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội Khóa XV.

Theo đó, cử tri cho rằng tiền lương hiện nay của công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu cuộc sống và đề nghị xem xét thực hiện lộ trình tăng lương cơ bản, điều chỉnh chế độ chính sách tiền lương của nhóm người này.

Cử tri cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, người lao động dôi dư do tiến hành sáp nhập các đơn vị hành chính.

Trả lời các kiến nghị, Chính phủ cho biết, từ năm 2020 đến nay do tác động bất lợi của nhiều yếu tố ở trong nước và quốc tế, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 nên chưa có đủ điều kiện để cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo yêu cầu của Nghị quyết số 27 ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII.

Đồng thời cũng chưa điều chỉnh tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang dẫn đến đời sống của người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn.

Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV đã thông qua việc nâng mức lương cơ sởtừ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng thêm 20,8%) từ ngày 1/7/2023 cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Đồng thời, Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của chính sách tiền lương mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm 2023, bảo đảm theo yêu cầu của Nghị quyết số 27, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác, cống hiến.

Đối với chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Chính phủ cho biết nội dung này cũng được quy định tại Điều 10 Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài ra, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp đối với những nhóm người dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Trường hợp không thể bố trí, sắp xếp thì địa phương gửi báo cáo cụ thể để Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết.

Xem thêm

Hai giải pháp mấu chốt để cải cách tiền lương

Hai giải pháp mấu chốt để cải cách tiền lương

Hai giải pháp mấu chốt để cải cách tiền lương, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, là sắp xếp, bố trí lại, tinh giản biên chế bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập và bố trí nguồn lực - tiền để cải cách tiền lương.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...