Chính sách mới chính thức có hiệu lực thi hành từ tháng 11/2024

chinh-sach-moi-thang-11.jpg

Bỏ quy định giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình; Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Luật sư bị phạt đến 30 triệu đồng nếu xúc phạm thẩm phán, kiểm sát viên… là các chính sách mới sẽ có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 11/2024.

CẦN CÓ ĐỦ TIỀN KHI ĐẶT LỆNH GIAO DỊCH MUA CỔ PHIẾU

Thông tư 68/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 18/9/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; trong đó có việc sửa đổi, bổ sung quy định về việc cần có đủ tiền khi đặt lệnh giao dịch mua cổ phiếu.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư 68/2024/TT-BTC bổ sung Điều 9a về giao dịch mua cổ phiếu không cần có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức của Thông tư số 120/2020/TT-BTC. Theo đó, giao dịch này được quy định như sau:

- Công ty chứng khoán đánh giá rủi ro thanh toán của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức để xác định mức tiền phải có khi đặt lệnh mua cổ phiếu.

- Nếu nhà đầu tư này không thanh toán đủ tiền cho giao dịch mua cổ phiếu, nghĩa vụ thanh toán còn thiếu tiền sẽ được chuyển cho công ty chứng khoán nơi tổ chức này đặt lệnh thông qua tài khoản tự doanh. Trong đó, trường hợp ngoại lệ là: Ngân hàng lưu ký nơi nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức mở tài khoản lưu ký chứng khoán chịu trách nhiệm thanh toán giao dịch thiếu tiền cùng các chi phí khác nếu có khi xác nhận sai số dư tiền gửi của nhà đầu tư này với công ty chứng khoán dẫn đến thiếu tiền thanh toán giao dịch mua cổ phiếu.

- Công ty chứng khoán được chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán hoặc bán thỏa thuận trên hệ thống giao dịch chứng khoán với số cổ phiếu đã chuyển về tài khoản tự doanh cho nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thiếu tiền thanh toán mua cổ phiếu.

Thời gian chuyển quyền chậm nhất vào ngày giao dịch liền kề sau ngày cổ phiếu được hạch toán vào tài khoản tự doanh của công ty chứng khoán và đảm bảo không làm vượt quá hạn mức tối đa về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật đối với cổ phiếu đó.

Ngân hàng lưu ký nơi nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức mở tài khoản lưu ký chứng khoán chịu trách nhiệm thanh toán giao dịch thiếu tiền và các chi phí phát sinh (nếu có) trong trường hợp xác nhận sai số dư tiền gửi của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức với công ty chứng khoán dẫn tới thiếu tiền thanh toán giao dịch mua cổ phiếu.

Thông tư chính thức có hiệu lực thi hành từ 2/11/2024.

ĐIỀU KIỆN XÉT THĂNG HẠNG VỚI VIÊN CHỨC TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 09/2024/TT-BTP ngày 6/9/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý.

chung-chi-hanh-nghe-luat-su-2.jpg

Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I và hạng II như sau:

* Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I

Viên chức trợ giúp viên pháp lý đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II và đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2022/TT-BTP.

- Tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP).

* Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II

Viên chức trợ giúp viên pháp lý đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng III và đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BTP.

- Tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP).

Thông tư chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/11/2024.

LUẬT SƯ BỊ PHẠT NẾU XÚC PHẠM THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN

Luật sư bị phạt đến 30 triệu đồng nếu xúc phạm thẩm phán, kiểm sát viên…

Ngày 18/9, Chính phủ ban hành Nghị định 117/2024 sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2020 về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Liên quan đến hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư, so với Nghị định 82/2020, nghị định mới bổ sung quy định phạt tiền từ 15.000.000 - 30.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Như vậy, luật sư trong quá trình hành nghề nếu có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như thẩm phán, kiểm sát viên, thư ký tòa án... sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng. Đây cũng là nội dung đã được quy định tại Điều 15 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 xử phạt VPHC đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Theo Nghị định 117, trường hợp luật sư thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên đối với người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Toà án thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 15 và khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15.

Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành từ 15/11/2024.

BỎ QUY ĐỊNH GIÁM SÁT CẢNH SÁT GIAO THÔNG BẰNG THIẾT BỊ GHI ÂM - GHI HÌNH

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 46/2024 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

giam-sat-csgt.jpg

Cụ thể, nếu hiện nay Điều 11 Thông tư 67/2019 quy định người dân được thực hiện giám sát hoạt động của lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) thông qua việc ghi âm, ghi hình (có điều kiện) thì tại Thông tư 46/2024, Bộ Công an đã bỏ quy định này.

Kể từ ngày 15/11, người dân được giám sát thông qua 5 hình thức: (i) Tiếp cận thông tin công khai của lực lượng Công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng; (ii) Qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; (iii) Tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ; (iv) Kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; (v) Quan sát trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Lý giải về quy định mới, Cục CSGT cho biết, thực tế việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng CSGT có lúc, có nơi chưa khách quan, đúng quy định. Một số người lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc với cán bộ, chiến sĩ CSGT và chia sẻ lên mạng xã hội dẫn đến tư tưởng ngại va chạm, thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ và ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng CSGT.

Bên cạnh đó, các đối tượng chống đối đã lợi dụng xúi giục người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo đi nhiều nơi gây phức tạp cho công tác thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Thông tư chính thức có hiệu lực thi hành từ 15/11/2024.

MUỐN THÀNH LẬP HỘI PHẢI CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO

Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Hội được định nghĩa là tổ chức tự nguyện của tổ chức, công dân Việt Nam cùng lĩnh vực, ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định 126 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Theo Nghị định 126, để thành lập hội thì cần đảm bảo nhiều điều kiện về tên gọi; có tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động phù hợp; có điều lệ, trụ sở; lĩnh vực hoạt động chính của hội định thành lập không trùng lặp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động…

Đáng chú ý, một trong các điều kiện để thành lập hội là phải có tài sản để đảm bảo hoạt động của hội. Đây là quy định mới so với hiện nay tại Nghị định 45/2010.

Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành từ 26/11/2024.

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ

Luật Hợp tác xã được quy định chi tiết tại Nghị định 113/2024/NĐ-CP trong đó nêu rõ 9 chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

hop-tac-xa.jpg

Cụ thể, Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã gồm:

- Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% chi phí xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực; Ngân sách nhà nước chi trả 100% kinh phí đối với công chức, viên chức cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam, các hiệp hội, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, giảng viên khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

- Chính sách hỗ trợ thông tin được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã và Ngân sách nhà sẽ nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện.

- Chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện nội dung này.

- Chính sách hỗ trợ tối đa 100% kinh phí cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhu cầu học tập từ mô hình hiệu quả bao gồm: tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến kinh nghiệm; tham quan, khảo sát; tư vấn, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí.

- Chính sách hỗ trợ tiếp cận và nghiên cứu thị trường, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; kinh phí thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm của các tổ chức kinh tế tập thể.

- Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro bằng việc hỗ trợ phần chi phí kiểm toán mà hợp tác xã đã thực hiện thuê tổ chức kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm trước liền kề trong trường hợp hợp tác xã quy mô siêu nhỏ và nhỏ được Nhà nước hỗ trợ với kinh phí hỗ trợ từ 3 tỷ đồng trở lên.

- Chính sách hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bằng việc hỗ trợ vốn, giống, trang thiết bị ứng dụng khoa học và công nghệ khi tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chuyển đổi sang sản xuất bền vững, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu theo các đề án từ nguồn kinh phí nhà nước.

Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/11/2024.

TĂNG TRỢ CẤP HÀNG THÁNG VỚI QUÂN NHÂN ĐÃ PHỤC VIÊN, XUẤT NGŨ

Thông tư 53/2024 của Bộ Quốc phòng về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ. Theo đó, Thông tư 53 áp dụng đối với:

- Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định 38/2010/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg.

- Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Với 2 đối tượng trên, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2024. Cụ thể, mức trợ cấp hàng tháng sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm như sau:

bang-thu-nhap.jpg

Lưu ý, các quy định trên về mức điều chỉnh trợ cấp được thực hiện từ 1/7/2024.

Thông tư chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/11/2024.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…