Chính thức kéo dài việc giảm thuế môi trường với nhiên liệu bay để cứu ngành hàng không

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến ngày 31/12/2021.
Chính thức kéo dài việc giảm thuế môi trường với nhiên liệu bay để cứu ngành hàng không

Việc giảm 30% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay xuống còn 2.100 đồng/lít, (từ 3.000 đồng/lít) sẽ tiếp tục được kéo dài tới hết 31/12/2021.

Trước đó, ngày 27/7/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít được áp dụng từ ngày 1/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020. Trong giai đoạn này, Việc giảm thuế đã làm giảm số thu thuế với nhiên liệu bay khoảng 360-400 tỷ đồng.

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ đề xuất kéo dài thời gian giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không nói chung và các doanh nghiệp hàng không nói riêng trong bối cảnh đại dịch Covid -19 gây thiệt hại nghiêm trọng khi số lượng khách hàng và số chuyến bay khai thác sụt giảm mạnh.

Dự kiến năm 2020, doanh thu của Vietnam Airlines giảm trên 40.000 tỷ đồng so với năm 2019 và lỗ hợp nhất lên đến 15.100 tỷ đồng. Dòng tiền của Vietnam Airlines dự kiến thiếu hụt lũy kế khoảng 14.800 tỷ đồng trong năm 2020. Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không 9 tháng đầu năm 2020 của Vietjet Air cũng giảm 72% so với năm 2019, dự báo cả năm 2020 lỗ trên 3.000 tỷ đồng.

Việc giảm thuế bảo vệ môi trường sẽ giúp giảm chi phí nhiên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp vận tải hàng không, góp phần giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động, bù đắp chi phí, phục hồi sau khủng hoảng do Covid-19.

Theo dự tính của Chính phủ, nếu tiếp tục áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít đến hết ngày 31/12/2021, thu ngân sách nhà nước sẽ giảm khoảng 860-960 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngành hàng không có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập. Việc giảm thuế này sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không vượt qua khó khăn hiện tại, phát triển trong tương lai, gián tiếp khuyến khích phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn khác như thương mại, du lịch, dịch vụ...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...