Các hãng hàng không tranh giành “suất” vận chuyển vắc xin Covid-19

Các hãng không đang tranh nhau chuẩn bị các phương tiện vận chuyển và bảo quản vắc-xin ngừa Covid-19 do Pfizer và Moderna phát triển.
Các hãng hàng không tranh giành “suất” vận chuyển vắc xin Covid-19

Một cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội vận chuyển hàng không và nhóm phân phối dược phẩm cho thấy, chỉ có 15% đơn vị trong ngành cảm thấy họ có đủ khả năng và sẵn sàng để vận chuyển hàng hoá ở mức nhiệt độ -70 độ C, theo như yêu cầu dành cho vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer, trong khi đó có khoảng 60% có thể đáp ứng được yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn của Moderna ở -20 độ C. 

Thông thường, các hãng hàng không sử dụng thùng chứa có vật liệu làm mát như đá khô để vận chuyển dược phẩm, nhưng một số hãng không có bước kiểm soát nhiệt độ, khiến sản phẩm dễ gặp nhiều rủi ro khi xuất hiện những tình huống không lường trước được, ví dụ như chậm trễ hay hoãn chuyến bay. 

Các hãng hàng không hiện đang xem xét thêm một số lựa chọn khác biệt, như một tủ đông cỡ lớn có giá bằng một chiếc xe ô tô nhỏ, hay một loại hộp nhiều lớp sử dụng khí ni tơ lỏng … để vận chuyện loại vắc xin cần bảo quản ở nhiệu độ lạnh sâu này. 

Nhu cầu dành cho những loại bao bì, đóng gói cao cấp như vậy đã giúp cổ phiếu của các công ty chuyên container lạnh như Cryoport Inc và va-Q-tec của Đức tăng gấp đôi trong những tháng gần đây. 

“Với các hợp đồng trực tiếp cùng 5 nhà sản xuất container kiểm soát được nhiệt độ, Korean Air đã đảm bảo đủ số lượng container. Hiện tại, chúng tôi đang trong quá trình ký hợp đồng với các nhà sản xuất container khác,” phát ngôn viên của Korean Air cho biết. 

Air France cũng tiết lộ về việc họ đang chuẩn bị cho một cuộc chạy thử nghiệm với một trong những nhà sản xuất thuốc, vận chuyển 1 số mẫu thử ở nhiệt độ cực thấp và có thể bay qua sân bay Schiphol của Amsterdam. Cuộc thử nghiệm sẽ sử dụng các hộp container chứa tới 5.000 liều vắc xin/hộp, được làm mát bằng đá khô, giám đốc phụ trách bộ phận hàng hoá đặc biệt của hãng cho biết. Những chuyến hàng về sau cũng có thể sử dụng các container siêu lạnh cỡ lớn hơn thuê từ va-Q-tec. “Chúng tôi sẽ cần phải xác nhận toàn bộ chuỗi hậu cần từ đến cuối. Air France có một đội đặc nhiệm chuyên trách kiểm tra từng bước của quy trình cùng với tất cả các nhóm liên quan, để đảm bảo rằng không có bất kỳ trở ngại nào ở bất kỳ đâu.”

Nhưng một khó khăn đối với việc vận chuyển vắc xin là máy bay chỉ có thể chở 1 lượng đá khô (carbon dioxide đông lạnh) nhất định - vì nó sẽ biến thành khí (gas) theo thời gian, chiếm mất không khí (có thể thở được) trong cabin. Tất cả các máy bay thân rộng có thể chở tối đa khoảng 1 tấn đá khô trong các thùng chứa được làm lạnh và cách nhiệt, theo quy định của DHL về vận chuyển vắc-xin. 

Ông Joachim von Win, giám đốc điều hành của Air Cargo Community Frankfurt cho biết: “Tuỳ thuộc vào loại máy bay, nhưng thường thì không thể chứa nhiều hơn một vài container trên một máy bay trong cùng lúc.”

Để có một giải pháp thay thế, Deutsche Post AG đã xem xét các thùng chứa con nhộng của Cyroport - sử dụng ni tơ lỏng để giữa cho hàng hoá ở nhiệt độ -150 độ C trong tối đa 10 ngày để hỗ trợ  các thử nghiệm vắc xin lâm sàng, Patricia Cole, người đứng đầu DHL Global Forwarding cho biết về các giải pháp quản lý nhiệt độ. Mặc dù đây vẫn chỉ là một giải pháp quy mô tương đối nhỏ, với chỉ vài trăm lọ mỗi thùng, nhưng các kế hoạch chuẩn bị rộng rãi hơn đã được bắt đầu. 

Pfizer, đang làm việc với DHL, FedEx và United Parcel Service, để phân phối vắc xin tại Hoa Kỳ, mới đây cho biết họ đã khởi động một chương trình phân phối thử nghiệm ở 4 tiểu bang để giúp họ điều chỉnh và hoàn thiển chương tình phân phối trên khắp nước Mỹ và thế gới. Nhà sản xuất dược phẩm Hoa Kỳ cũng đã phát triển các hộp đựng kiểm soát nhiệt độ và hỗ trợ GPS để bảo quan vắc-xin của họ ở -70 độ C trong tôí đa 10 ngày. 

Nhà cung cấp giải pháp dây chuyền lạnh như Envirotainer của Thuỵ Điển cũng công bố thông tin về sản phẩm thùng chứa kiểm soát nhiệt độ, sử dụng cơ điện để làm mát bên trong, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn. Công ty hiện đang đẩy mạnh công suất thêm 50%. 

Va-Q-tec cũng cho biết trong tháng này rằng họ sẽ mở rộng đáng kể đội tàu container của mình trong những tháng tới để đón đầu các đơn hàng vận chuyển vắc-xin. 

Các hãng hàng không giờ đã trở nên phụ thuộc hơn vào hàng hoá để có doanh thu trong năm nay khi số lượng hành khách giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch. Công ty tư vấn Accenture’s Seabury ước tính việc phân phối vắc xin sẽ tạo ra khoảng 65.000 tấn hàng hoá vận chuyện qua đường hàng không, lớn gấp 5 lần so với giao dịch vắc xin thông thường vào năm 2019. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…