Chủ tịch Chứng khoán Hòa Bình từ nhiệm sau 3 tháng nhận chức

Ông Trần Kiên Cường - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Hòa Bình (HOSE: HBS) đã có đơn từ nhiệm vì lý do cá nhân sau 3 tháng được bổ nhiệm.

Đáng chú ý, ông Trần Kiên Cường mới được bổ nhiệm vị trí Thành viên - Chủ tịch HĐQT tại Chứng khoán Hòa Bình này 3 tháng trước đó, từ ngày 10/5.

Trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch, ông Cường là Ủy viên HĐQT tại HBS nhiệm kỳ 2018-2023. 

Được biết, HBS gần đây chứng kiến nhiều biến động về mặt nhân sự. Vào hồi tháng 6, Công ty đã bổ nhiệm ông Lê Tiến Dũng giữ chức Phó Tổng Giám đốc phụ trách quản lý và giám sát các vấn đề liên quan đến công tác kế toán - hành chính - nhân sự. Công ty cũng bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Dung giữ chức Kế toán trưởng thay bà Nguyễn Ngọc Dung. 

HBS
Lũy kế 6 tháng đầu năm, HBS ghi lãi ròng 2 tỷ đồng, tương đương năm 2021

Gần đây nhất, ngày 3/8, HBS đã bổ nhiệm ông Nguyễn Viết Bình làm Phó Tổng Giám đốc.

Nguyên nhân dẫn đến biến động nhân sự của HBS ngay sau sự kiện bà Nguyễn Thị Loan, cựu chủ tịch của Công ty bị bắt và khởi tố ngày 9/11 vì những sai phạm trong lĩnh vực đất đai. Công an TP. Hà Nội cho biết thiệt hại trong hoạt động bán đấu giá tài sản hơn 200 tỷ đồng. 

Sau đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, Công ty ra quyết định miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của bà Loan và ông Trần Kiên Cường được bầu thay thế.

Xét về hoạt động kinh doanh, HBS có kết quả quý II không mấy tích cực vì bị lỗ ròng gần 13 tỷ đồng. Trong đó, kết quả lãi chủ yếu đến từ hoạt động tự doanh khi khoản mục lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) âm hơn 9.3 tỷ đồng, lỗ từ tài sản tài chính FVTPL gần 4 tỷ đồng.

Mảng môi giới và cho vay chỉ thu về gần 2 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, HBS ghi lãi ròng 2 tỷ đồng, tương đương năm 2021.

Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Công ty Chứng khoán Hòa Bình ở mức 401 tỷ đồng, đáng chú ý, khoản tiền và tương đương tiền lên tới hơn 311.5 tỷ đồng, chiếm 78% cơ cấu tài sản.

Song song đó, tài sản FVTPL giảm 66% so với đầu năm, còn 5.7 tỷ đồng, các khoản cho vay giảm hơn một nửa còn 31.6 tỷ đồng; cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược dài hạn giảm từ 80 tỷ đồng về không. Hiện, nợ phải trả chỉ chiếm 0.5% cơ cấu nguồn vốn của công ty, ở mức 2 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng nhà nước

Thêm bộ khung để kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam đảm bảo đáp ứng thực tiễn nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài...

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới điều hành, tiến tới bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%...

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá, song thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới...

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Qua so sánh với tháng trước, biểu lãi suất huy động của ngân hàng LPBank tháng 2/2025 không có sự điều chỉnh mới. Theo đó, các khoản tiền gửi tại quầy với kỳ hạn 1 tháng đến 60 tháng được áp dụng mức lãi suất là 3,1 – 5,5%/năm…